Xuất khẩu cao su sang Ấn Độ dự đoán chững lại trong năm 2019 15/02/2019
Cục Xuất nhập khẩu nhận định năm 2019, xuất khẩu cao su sang Ấn Độ khó tăng mạnh như năm 2018 do tiêu thụ cao su của nước này chậm lại và nguồn cung cao su trong nước phục hồi.
Ngoài ra, Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên thế giới (ANRPC) cũng dự báo tiêu thụ cao su tự nhiên của Ấn Độ có thể tăng trưởng chậm lại, với mức tăng khoảng 4% trong năm 2019.
Chính phủ nước này đang triển khai hàng loạt biện pháp để hỗ trợ nông dân trồng cao su, bao gồm cả việc điều tiết nhập khẩu cao su tự nhiên và tăng thuế nhập khẩu mủ cao su khô.
Ấn Độ cũng có các chính sách khuyến khích sản xuất cao su tự nhiên tại các bang sản xuất cao su lớn như Kerala.
Theo Tổng Cục Hải quan, năm 2018 lượng cao su xuất khẩu sang Ấn Độ đạt 102.920 tấn, trị giá 145,39 triệu USD, tăng 85,6% về lượng và tăng 60,5% về trị giá so với năm 2017.
Mặc dù vậy, giá cao su xuất khẩu sang Ấn Độ năm 2018 trung bình ở mức 1.412 USD/tấn, giảm 13,5% so với năm 2017.
Xuất khẩu cao su sang Ấn Độ dự đoán chững lại trong năm 2019. Ảnh minh họa
52,1% lượng cao su xuất khẩu sang Ấn Độ là cao su SVR 3L, đạt 48.370 tấn, trị giá 67,28 triệu USD, tăng 67,4% về lượng và tăng 41,3% về trị giá so với năm 2017. Giá xuất khẩu bình quân cao su SVR 3L sang Ấn Độ năm 2018 đạt 1.402 USD/tấn, giảm 15,6% so với năm 2017.
Theo ước tính sơ bộ, năm 2018, tiêu dùng cao su tự nhiên của Ấn Độ tăng 12,6% so với năm 2017 lên 1,21 triệu tấn. Ấn Độ chiếm khoảng 9% tổng tiêu dùng cao su tự nhiên thế giới trong năm 2018.
Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu, trong tháng 1 xuất khẩu cao su đạt 175.000 tấn, trị giá 220 triệu USD, tăng 1,3% về lượng và tăng 4,5% về trị giá so với tháng 12/2018. So với cùng kì năm ngoái, xuất khẩu cao su tăng 28,9% về lượng và tăng 10,8% về trị giá. Giá cao su xuất khẩu bình quân giảm 14,1% so với cùng kỳ năm 2018, xuống còn 1.257 USD/tấn. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2018, xuất khẩu cao su tổng hợp đạt gần 830.000 tấn, trị giá 1,1 tỷ USD, tăng 4,4% về lượng, nhưng giảm 14,1% về trị giá so với năm 2017, chiếm 52,8% trong tổng lượng cao su xuất khẩu. Xuất khẩu cao su CSR 10 tăng 1.250%, cao su SVR 20 xuất khẩu tăng 131,8%, cao su SVR 10 tăng 67,5%... Trong khi xuất khẩu cao su dạng Crếp giảm 98,2%; SVR CV 50 giảm 16%, cao su RSS1 giảm 19,1%. |
Đức Quỳnh
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
https://vietnambiz.vn/xuat-khau-cao-su-sang-an-do-du-doan-chung-lai-trong-nam-2019-120236.html
- VPUB – Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chúc Tết tỉnh Điện Biên (07/01/2025)
- Dự báo kinh tế thế giới năm 2025 (06/01/2025)
- Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025? (06/01/2025)
- Những vấn đề pháp lý thúc đẩy kinh tế số trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á: Một số giải pháp và khuyến nghị (03/01/2025)
- Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á: Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một” (03/01/2025)
- Bà Huỳnh Thị Nga được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Cao su Chư Păh (03/01/2025)
- Cao su Việt Nam (GVR) được phê duyệt khu công nghiệp 360 ha tại Bình Dương (03/01/2025)
- Giá cao su hôm nay 3/1/2025: Giá cao su tăng - giảm trái chiều trên sàn SHFE, trong nước duy trì đà đi ngang (03/01/2025)
- Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là điểm sáng nổi bật về tăng trưởng kinh tế (02/01/2025)
- Mô hình nông lâm kết hợp trồng cao su tại Thái Lan (02/01/2025)