Tập đoàn Cao su niêm yết chưa đến 3% cổ phần 19/03/2018
Tập đoàn Cao su đăng ký giao dịch 99,14 triệu cổ phần trên thị trường UPCoM với giá tham chiếu phiên đầu tiên là 13.000 đồng.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa thông báo chấp thuận niêm yết 99,14 triệu cổ phần của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Cổ phiếu GVR chính thức giao dịch phiên đầu tiên vào sáng 21/3 với giá tham chiếu 13.000 đồng, chênh lệch không nhiều so với giá đấu thành công trong đợt chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng vào đầu tháng 2.
Đáng chú ý, khối lượng cổ phần Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM chỉ bằng 2,4% vốn điều lệ của doanh nghiệp này. Vốn điều lệ hiện tại của GVR đạt 40.000 tỷ đồng, tương đương 4 tỷ cổ phần phổ thông.
Ông Phạm Văn Thành - Thành viên HĐTV kiêm Trưởng ban Kế hoạch đầu tư, từng cho biết dù bán không hết cổ phần trong đợt IPO nhưng lộ trình niêm yết vẫn diễn ra đúng tiến độ.
Theo đó, tập đoàn sẽ niêm yết trước trên sàn UPCoM và cố gắng hoàn tất hồ sơ để chuyển sang niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM vào tháng 7. Bên cạnh đó, tập đoàn tiếp tục tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược và mở thêm room ngoại để thoái vốn nhà nước.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chính thức lên sàn chứng khoán từ ngày 21/3
Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam tiền thân là Ban Cao su Nam bộ và chuyển thành Tổng Công ty Cao su Việt Nam (trực thuộc Bộ Nông nghiệp) từ tháng 7/1977. VRG nhận quyết định thành lập Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam sau gần 30 năm hoạt động theo mô hình tổng công ty. Đến năm 2010, công ty mẹ của tập đoàn được chuyển thành Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Giá trị thực tế của doanh nghiệp để cổ phần hóa là 49.224 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước mà tổ chức đại diện là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nắm giữ là 47.290 tỷ đồng. Đóng góp lớn trong số này là quỹ đất rộng 244.000 ha phân bố rộng khắp tại 18 tỉnh thành trên cả nước, thuộc quyền sở hữu của công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên, đơn vị sự nghiệp.
Năm nay, doanh nghiệp đầu ngành cao su đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm nay lần lượt đạt 19.900 tỷ đồng và 3.060 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và sản lượng sau cổ phần hoá dự báo đạt 15% mỗi năm. Đến năm 2020, sản lượng cao su tiêu thụ xấp xỉ 520.000 tấn, mang về 40.000 tỷ đồng doanh thu và có mức chia cổ tức 10%.
Phương Đông
https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/tap-doan-cao-su-niem-yet-chua-den-3-co-phan-3724480.html
- VPUB – Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chúc Tết tỉnh Điện Biên (07/01/2025)
- Dự báo kinh tế thế giới năm 2025 (06/01/2025)
- Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025? (06/01/2025)
- Những vấn đề pháp lý thúc đẩy kinh tế số trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á: Một số giải pháp và khuyến nghị (03/01/2025)
- Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á: Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một” (03/01/2025)
- Bà Huỳnh Thị Nga được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Cao su Chư Păh (03/01/2025)
- Cao su Việt Nam (GVR) được phê duyệt khu công nghiệp 360 ha tại Bình Dương (03/01/2025)
- Giá cao su hôm nay 3/1/2025: Giá cao su tăng - giảm trái chiều trên sàn SHFE, trong nước duy trì đà đi ngang (03/01/2025)
- Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là điểm sáng nổi bật về tăng trưởng kinh tế (02/01/2025)
- Mô hình nông lâm kết hợp trồng cao su tại Thái Lan (02/01/2025)