Nhu cầu cao su tự nhiên của thế giới vẫn tăng, cơ hội cho xuất khẩu Việt 17/07/2023
Nhu cầu cao su tự nhiên của thế giới vẫn xu hướng tăng trong khi cung thấp hơn cầu là cơ hội lớn để Việt Nam gia tăng xuất khẩu chủng loại này.
Giá cao su thế giới
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 7/2023 đạt mức 197,2 yen/kg, giảm 1,55% (tương đương 3,1 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h00 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 7/2023 được điều chỉnh lên mức 12.325 nhân dân tệ/tấn, tăng 2,03% (tương đương 245 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.
Mặc dù Trung Quốc đã mở cửa nhưng sức tiêu thụ vẫn chậm. Các sản phẩm cao su đa phần đều phục vụ cho tiêu dùng, chỉ một ít dùng cho sản xuất lốp xe tải. Với tình hình kinh tế thế giới hiện tại, lạm phát cao, khiến người dân thắt chặt tiêu dùng, dẫn đến nhu cầu về cao su vẫn không thể cao. Sức tiêu thụ còn yếu, dự báo từ nay đến cuối năm 2023, giá cao su xuất khẩu sẽ khó có thể phục hồi.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong ngành, nhu cầu cao su tự nhiên của thế giới vẫn trong xu hướng tăng và sự chênh lệch cung thấp hơn cầu là cơ hội lớn để Việt Nam gia tăng sản lượng cao su tự nhiên, tăng kim ngạch xuất khẩu. Kỳ vọng từ năm 2024 trở đi thị trường sẽ ổn định hơn, nhu cầu cũng như giá cả cao su sẽ đi lên.
Giá cao su trong nước
Theo ước tính, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 6/2023 đạt khoảng 180 nghìn tấn, trị giá 239 triệu USD, tăng 53,7% về lượng và tăng 51% về trị giá so với tháng 5/2023, nhưng so với tháng 6/2022 giảm 4,2% về lượng và giảm 23% về trị giá.
Giá xuất khẩu cao su bình quân ở mức 1.327 USD/tấn, giảm 1,8% so với tháng 5/2023 và giảm 19,6% so với tháng 6/2022, theo báo cáo mới nhất của Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cao su đạt khoảng 766 nghìn tấn, trị giá 1,05 tỷ USD, giảm 2,6% về lượng và giảm 22,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Theo đánh giá của Tập đoàn Cao su Việt Nam, mặc dù Trung Quốc đã mở cửa nhưng sức tiêu thụ vẫn chậm. Các sản phẩm cao su đa phần đều phục vụ cho tiêu dùng, chỉ một ít dùng cho sản xuất lốp xe tải.
Với tình hình kinh tế thế giới hiện tại, lạm phát cao, khiến người dân thắt chặt tiêu dùng, dẫn đến nhu cầu về cao su vẫn không thể cao. Sức tiêu thụ còn yếu, dự báo từ nay đến cuối năm 2023, giá cao su xuất khẩu sẽ khó có thể phục hồi.
VRG kỳ vọng từ năm 2024 trở đi sẽ ổn định hơn, nhu cầu cũng như giá cả cao su sẽ đi lên.
Theo các chuyên gia trong ngành, nhu cầu cao su tự nhiên của thế giới vẫn trong xu hướng tăng và sự chênh lệch cung thấp hơn cầu là cơ hội lớn để Việt Nam gia tăng sản lượng cao su tự nhiên, tăng kim ngạch xuất khẩu.
- VPUB – Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chúc Tết tỉnh Điện Biên (07/01/2025)
- Dự báo kinh tế thế giới năm 2025 (06/01/2025)
- Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025? (06/01/2025)
- Những vấn đề pháp lý thúc đẩy kinh tế số trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á: Một số giải pháp và khuyến nghị (03/01/2025)
- Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á: Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một” (03/01/2025)
- Bà Huỳnh Thị Nga được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Cao su Chư Păh (03/01/2025)
- Cao su Việt Nam (GVR) được phê duyệt khu công nghiệp 360 ha tại Bình Dương (03/01/2025)
- Giá cao su hôm nay 3/1/2025: Giá cao su tăng - giảm trái chiều trên sàn SHFE, trong nước duy trì đà đi ngang (03/01/2025)
- Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là điểm sáng nổi bật về tăng trưởng kinh tế (02/01/2025)
- Mô hình nông lâm kết hợp trồng cao su tại Thái Lan (02/01/2025)