Giá cao su tại Nhật Bản, Thái Lan trong tháng 9 07/10/2021
Theo Cục Xuất nhập khẩu trong tháng 9, giá cao su tại Nhật Bản và Thái Lan giảm do nhu cầu từ lĩnh vực ô tô giảm khi tình trạng thiếu chip bán dẫn vẫn chưa được cải thiện. Mặc dù giá đã tăng nhẹ trở lại trong mấy phiên cuối tháng, nhưng vẫn ở mức thấp.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết trong tháng 9/2021, giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt ở châu Á biến động trái chiều, giá tại Nhật Bản và Thái Lan giảm, trong khi giá tại Thượng Hải – Trung Quốc tăng.
Cụ thể, tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka Exchange (OSE) Nhật Bản, giá xuống mức thấp nhất vào ngày 21/9 ở mức 187 Yên/kg, sau đó tăng trở lại trong mấy phiên cuối tháng.
Ngày 28/9, giá cao su RSS3 kỳ hạn tháng 10/2021 giao dịch ở mức 194,2 Yên/kg (tương đương 1,74 USD/kg), giảm 1,7% so với cuối tháng 8/2021 và giảm 12,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Giá cao su tại Nhật Bản tăng trở lại trong vài phiên gần đây do kỳ vọng Tân Thủ tướng Nhật Bản sẽ tiếp tục các chương trình kích thích kinh tế của nhà tiền nhiệm và do giá cao su tại Thượng Hải hồi phục vì giá dầu tăng mạnh.
Diễn biến giá cao su RSS3 tại Thái Lan từ đầu tháng 8/2021 đến nay (ĐVT: Baht/kg). (Nguồn: thainr.com/Bộ Công Thương)
Tương tự, tại Thái Lan, giá xuống mức thấp nhất vào ngày 23/9 ở mức 53,3 Baht/kg, nhưng có xu hướng tăng trở lại trong mấy phiên cuối tháng.
Ngày 28/9, giá cao su RSS3 chào bán ở mức 55,1 Baht/kg (tương đương 1,63 USD/kg), giảm 3% so với cuối tháng 8/2021 và giảm 9,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong khi đó, tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá xuống mức thấp nhất vào ngày 22/9 (ở mức 12.145 NDT/tấn), sau đó tăng trở lại vào mấy phiên cuối tháng.
Ngày 28/9, giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 10/2021 ở mức 12.905 NDT/tấn (tương đương 1,99 USD/kg), tăng 0,6% so với cuối tháng 8/2021 và tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo Cục Xuất nhập khẩu trong tháng 9/2021, giá cao su tại Nhật Bản và Thái Lan giảm xuống mức thấp nhất trong vòng một năm qua. Giá cao su giảm do nhu cầu từ lĩnh vực ô tô giảm khi tình trạng thiếu chip bán dẫn vẫn chưa được cải thiện. Mặc dù giá đã tăng nhẹ trở lại trong mấy phiên cuối tháng, nhưng vẫn ở mức thấp.
Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội các nước Sản xuất Cao su tự nhiên (ANRPC), triển vọng nhu cầu thế giới về cao su tự nhiên năm 2021 sẽ tăng 9,3% so với năm 2020, lên 14,1 triệu tấn.
Triển vọng được điều chỉnh là do dự đoán nhu cầu tốt hơn từ Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam trong năm 2021.
Dựa trên những ước tính sơ bộ từ các nước thành viên, sản lượng cao su tự nhiên thế giới được điều chỉnh lên 13,86 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2020. Theo số liệu cho thấy, thế giới sẽ thiếu hụt 240.000 tấn cao su tự nhiên trong năm 2021.
- VPUB – Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chúc Tết tỉnh Điện Biên (07/01/2025)
- Dự báo kinh tế thế giới năm 2025 (06/01/2025)
- Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025? (06/01/2025)
- Những vấn đề pháp lý thúc đẩy kinh tế số trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á: Một số giải pháp và khuyến nghị (03/01/2025)
- Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á: Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một” (03/01/2025)
- Bà Huỳnh Thị Nga được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Cao su Chư Păh (03/01/2025)
- Cao su Việt Nam (GVR) được phê duyệt khu công nghiệp 360 ha tại Bình Dương (03/01/2025)
- Giá cao su hôm nay 3/1/2025: Giá cao su tăng - giảm trái chiều trên sàn SHFE, trong nước duy trì đà đi ngang (03/01/2025)
- Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là điểm sáng nổi bật về tăng trưởng kinh tế (02/01/2025)
- Mô hình nông lâm kết hợp trồng cao su tại Thái Lan (02/01/2025)