Giá cao su hôm nay 11/5: Biến động trái chiều trên 2 sàn châu Á 11/05/2022
Giá cao su hôm nay 11/5 trái chiều trên 2 sàn châu Á. Giá cao su Nhật Bản giảm mạnh trong khi thị trường Thượng Hải quay đầu tăng bất chấp những hạn chế về sức tiêu thụ.
Giá cao su hôm nay ngày 11/5/2022, tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 6/2022 ghi nhận mức 243,4 yen/kg, giảm 0,68% (tương đương 4,1 yen/kg).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 5/2022 được điều chỉnh lên mức 12.430 nhân dân tệ/tấn, tăng 0,53% (tương đương 65 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.
Giá cao su tại Nhật Bản giảm trong phiên giao sáng nay theo xu hướng giá tại thị trường châu Á. Trong khi đó giá tiêu dùng cốt lõi của Tokyo tăng với tốc độ hàng năm nhanh nhất trong 7 năm, đã gây áp lực thị trường.
Hiện chỉ số hàng đầu về xu hướng giá cả của Nhật Bản - tăng 1,9% trong tháng 4/2022 so với cùng tháng năm ngoái.
Tuy hồi phục trong sáng nay nhưng giá cao su kỳ hạn tháng 9/2022 trên sàn Thượng Hải cũng giảm 140 CNY xuống 12.745 CNY (1.907,48 USD)/tấn trong tuần qua.
Cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine kéo dài và Trung Quốc vẫn duy trì chính sách "Zero Covid" khiến nguy cơ kinh tế suy thoái ngày càng tăng, điều này sẽ dẫn tới sức tiêu thụ toàn cầu sụt giảm là điều không thể tránh khỏi.
Nhà cung cấp phụ tùng ôtô Aptiv Plc APTV.N cảnh báo thu nhập quý hiện tại bị ảnh hưởng, cùng với các đối thủ đánh dấu sự sụt giảm trong sản xuất ôtô. Nguyên nhân là phong toả nhiều tỉnh, thành phố để ngăn chặn đại dịch Covid-19 tại Trung Quốc – một trong những thị trường ô tô lớn nhất thế giới, khiến việc tiêu thụ lốp xe bị chậm lại, ảnh hưởng đến nhu cầu đối với cao su.
Xuất khẩu cao su của Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn do tình hình dịch COVID-19 lan khắp thế giới, mối lo ngại về sự suy thoái toàn cầu đang diễn ra, làm giảm cơ hội mở rộng thị trường của cao su Việt Nam.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN-PTNT) uớc tính xuất khẩu cao su tháng 5/2020 đạt 65.000 tấn với giá trị đạt 78 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị xuất khẩu cao su 5 tháng đầu năm 2020 đạt 335.000 tấn và 464 triệu USD, giảm 31,7% về khối lượng và giảm 30,4% về giá trị so với cùng kì năm 2019.
Trung Quốc, Ấn Độ, và Hàn Quốc là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2020, chiếm thị phần lần lượt là 61,4%, 6,1% và 4%. Giá cao su xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm 2020 đạt 1.426 USD/tấn, tăng 6,3% so với cùng kì năm 2019.
ANRPC cũng hạ dự báo tiêu thụ thế giới trong năm nay xuống chỉ 13 triệu tấn, thấp hơn 5,1% so với năm ngoái và cũng thấp hơn 516.000 tấn so với dự báo đưa ra vào tháng 4/2020 (khi đó dự báo tiêu thụ sẽ đạt 13,5 triệu tấn trong năm 2020, thấp hơn 1,5% so với năm 2019).
- VPUB – Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chúc Tết tỉnh Điện Biên (07/01/2025)
- Dự báo kinh tế thế giới năm 2025 (06/01/2025)
- Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025? (06/01/2025)
- Những vấn đề pháp lý thúc đẩy kinh tế số trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á: Một số giải pháp và khuyến nghị (03/01/2025)
- Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á: Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một” (03/01/2025)
- Bà Huỳnh Thị Nga được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Cao su Chư Păh (03/01/2025)
- Cao su Việt Nam (GVR) được phê duyệt khu công nghiệp 360 ha tại Bình Dương (03/01/2025)
- Giá cao su hôm nay 3/1/2025: Giá cao su tăng - giảm trái chiều trên sàn SHFE, trong nước duy trì đà đi ngang (03/01/2025)
- Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là điểm sáng nổi bật về tăng trưởng kinh tế (02/01/2025)
- Mô hình nông lâm kết hợp trồng cao su tại Thái Lan (02/01/2025)