Cổ phiếu cao su thiên nhiên ghi nhận đà tăng tích cực 21/03/2019
Tuần đầu tháng 3, VN-Index vẫn có một tuần tăng điểm, dù chỉ là 5,6 điểm, trong lúc hầu hết thị trường chứng khoán quốc tế quan trọng khác đều giảm điểm. Với diễn biến này, nhiều cổ phiếu thuộc nhóm cao su thiên nhiên ghi nhận mức tăng tích cực.
Cổ phiếu PHR đạt 45.000 đồng/CP vào ngày 27/2.
Ghi nhận nhiều sự quan tâm nhất đến từ PHR. Từ đầu năm đến hết tuần đầu tiên của tháng 3 (8/3/2019) cổ phiếu PHR của CTCP Cao su Phước Hòa (PHR) tăng gần 42%, từ 33.450 đồng/CP hiện ở mức 47.400 đồng/CP. Xét về KQKD, so với báo cáo đã được đưa ra trong quý III/2018, tình hình kinh doanh của PHR trong quý IV không có quá nhiều khác biệt khi lợi nhuận chủ yếu đến từ việc thanh lý vườn cây cao su và đột biến từ khoản cổ tức từ công ty liên kết là NTC với 84,1 tỷ (so với 16,1 tỷ của quý IV/2017).
Sản xuất cao su tại Nhà máy chế biến Cua Paris, Công ty CPCS Phước Hòa. Ảnh: Ngọc Cẩm.
Dự báo trong năm 2019, PHR vẫn sẽ tiếp tục thanh lý vườn cây cao su trong năm 2019, ước tính lợi nhuận thu về trên 400 tỷ đồng. Chưa kể, PHR đang sở hữu 32.85% NTC, dự kiến PHR sẽ bán hết cổ phần tại đây về lại cho VGR. Với giá gốc đầu tư thấp, trong khi cổ phiếu NTC cũng đang ghi nhận mức tăng ấn tượng trên sàn. Qua đó kỳ vọng mang về nguồn thu lớn cho PHR khi thoái vốn. Chưa kể, mới đây, NTC mới quyết định chia cổ tức “khủng” 200% (đã tạm ứng 100% tiền mặt trong năm 2018).
CTCP Cao su Đồng Phú (DPR) cũng có mức tăng gần 30%. Đây là DN duy trì được hoạt động kinh doanh khá ổn định. Năm 2018, DPR ghi nhận lãi 235 tỷ đồng, tăng trưởng 5%, EPS tương ứng 5.849 đồng.
DPR cũng là DN có mức chia cổ tức khá hấp dẫn. Cụ thể, cuối năm 2018, DPR đã tạm ứng cổ tức năm 2017 bằng tiền 40%, năm 2017 là 60% bằng tiền mặt, các năm 2015-2016 là 50% bằng tiền mặt.
Cổ phiếu CTCP Đầu tư Cao su Đắk Lắk (UPCoM: DRI) hiện đang có thị giá dưới mệnh giá. Tuy nhiên, DRI cũng đang có mức tăng khá tốt so với đầu năm, hơn 27%. Hiện ở mức 7.000 đồng/CP. Kết quả kinh doanh năm 2018 không mấy khả quan khi lợi nhuận chỉ đạt 51 tỷ đồng, giảm mạnh đến 64% so với thực hiện năm 2017.
Cổ phiếu CTCP Cao su Tây Ninh (HoSE: TRC) cũng ghi nhận mức tăng, nhưng không đáng kể, khoảng 7%. Lợi nhuận sau thuế 2018 của TRC đạt 120 tỷ đồng, giảm 17% so với 2017 do giá bán bình quân mủ cao su năm 2018 giảm 19%. Tương tự là CP HRC của CTCP Cao su Hòa Bình tăng hơn 8,2%, thanh khoản hơn 4.000 đơn vị/phiên. Con số tuyệt đối về doanh thu, lợi nhuận của DN này năm 2018 đạt gần 8 tỷ đồng.
THIÊN ÁI
http://tapchicaosu.vn/tin-tuc/co-phieu-cao-su-thien-nhien-ghi-nhan-da-tang-tich-cuc-2.html
- VPUB – Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chúc Tết tỉnh Điện Biên (07/01/2025)
- Dự báo kinh tế thế giới năm 2025 (06/01/2025)
- Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025? (06/01/2025)
- Những vấn đề pháp lý thúc đẩy kinh tế số trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á: Một số giải pháp và khuyến nghị (03/01/2025)
- Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á: Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một” (03/01/2025)
- Bà Huỳnh Thị Nga được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Cao su Chư Păh (03/01/2025)
- Cao su Việt Nam (GVR) được phê duyệt khu công nghiệp 360 ha tại Bình Dương (03/01/2025)
- Giá cao su hôm nay 3/1/2025: Giá cao su tăng - giảm trái chiều trên sàn SHFE, trong nước duy trì đà đi ngang (03/01/2025)
- Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là điểm sáng nổi bật về tăng trưởng kinh tế (02/01/2025)
- Mô hình nông lâm kết hợp trồng cao su tại Thái Lan (02/01/2025)