Tiết kiệm 25% lao động khi cạo chế độ D4 11/02/2015
Cạo D4 giúp năng suất lao động tăng. Ảnh: Vũ Phong
Năm 2012, Công ty CS Lộc Ninh phối hợp với Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam thực hiện đề tài “Khảo nghiệm một số chế độ thu hoạch mủ nhằm tối ưu hóa năng suất trên vườn cây kinh doanh”, trong đó nghiên cứu đánh giá khả năng đáp ứng sản lượng đối với nhịp độ cạo từ D3 qua D4.
Kết quả thực nghiệm rất khả quan, mặc dù nhịp độ cạo D4 có số lần cạo trên một năm ít hơn so với nhịp độ cạo D3, nhưng sản lượng cộng dồn trên đơn vị diện tích (kg/ha/năm) của các nghiệm thức cạo nhịp độ D4 phối hợp bôi kích thích đạt khá cao từ 1.733 – 1.965kg/ha, tăng từ 16 – 32% so với đối chứng. Cạo D4 giúp giảm được 25% nhu cầu lao động cạo mủ trên một đơn vị diện tích so với chế độ cạo D3, giúp tăng năng suất lao động của người công nhân, tăng thu nhập của công nhân khoảng 53%.
Công ty CP CS Đồng Phú thử nghiệm chế độ cạo D4 từ năm 2006 và đến năm 2012 đã triển khai cạo nhịp độ thấp D4 trên toàn bộ diện tích mở cạo mới của công ty. Kết quả áp dụng đại trà cho thấy năng suất vườn cây khi áp dụng chế độ cạo D4 kết hợp với kích thích vẫn ở mức cao, năng suất cá thể và năng suất lao động tăng từ 21 – 35%. Từ đó, đảm bảo thu nhập cho người lao động và giảm giá thành trên một tấn sản phẩm.
Bà Nguyễn Thị Gái – TGĐ TCT CS Đồng Nai cho biết: “Trong tình hình TCT đang thiếu trên 320 lao động khai thác mủ như hiện nay, TCT đã lên kế hoạch chuyển chế độ cạo từ D3 sang cạo D4 tại một số vườn cây năm thứ 1, 2, 3, 7 khoảng 4.000 ha để tăng năng suất lao động và tăng thu nhập cho người lao động. Hiện nay đã triển khai cho các nông trường rà soát chọn những vườn cây liền ranh thuận lợi cho người lao động để tổ chức cạo D4. Tuy có khó khăn ban đầu về công tác quản lý, do lao động có xáo trộn, phải sắp xếp địa bàn quản lý cho phù hợp. Mặt khác, giai đoạn đầu chuyển chế độ cạo từ D3 sang D4 sản lượng có giảm, nhưng thời gian giảm sản lượng kéo dài hay ngắn phụ thuộc vào năng lực vườn cây, về thời tiết, khí hậu, chế độ khai thác và một phần công tác quản lý, nhưng Tổng Công ty quyết tâm sẽ thực hiện được”.
Từ thực tế áp dụng của nhiều công ty cho thấy chế độ cạo D4 phù hợp cho những vùng thiếu lao động phổ thông, những vùng có sự cạnh tranh cao giữa lao động trẻ trong các khu công nghiệp và các khu vực nông nghiệp. Xét về yếu tố khai thác lâu dài trong suốt chu kỳ cây cao su (20 năm), chế độ cạo D4 giúp cây ổn định tốt về tình trạng sinh lý, tiết kiệm được lớp vỏ nguyên sinh của cây, cho sản lượng ổn định và bền vững. Ngoài ra còn giúp nhà sản xuất giảm mức đầu tư cho vườn cây khai thác, giảm giá thành sản phẩm mủ thông qua việc tiết kiệm 25% lao động sử dụng trên đơn vị diện tích cây cạo mủ, đáp ứng với điều kiện giá mủ xuống thấp.
Huỳnh Minh
- VPUB – Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chúc Tết tỉnh Điện Biên (07/01/2025)
- Dự báo kinh tế thế giới năm 2025 (06/01/2025)
- Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025? (06/01/2025)
- Những vấn đề pháp lý thúc đẩy kinh tế số trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á: Một số giải pháp và khuyến nghị (03/01/2025)
- Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á: Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một” (03/01/2025)
- Bà Huỳnh Thị Nga được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Cao su Chư Păh (03/01/2025)
- Cao su Việt Nam (GVR) được phê duyệt khu công nghiệp 360 ha tại Bình Dương (03/01/2025)
- Giá cao su hôm nay 3/1/2025: Giá cao su tăng - giảm trái chiều trên sàn SHFE, trong nước duy trì đà đi ngang (03/01/2025)
- Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là điểm sáng nổi bật về tăng trưởng kinh tế (02/01/2025)
- Mô hình nông lâm kết hợp trồng cao su tại Thái Lan (02/01/2025)