Toàn cảnh thị trường Cao su quý 1/2013 09/04/2013
Thị trường cao su thế giới
1. Tổng sản lượng cao su thiên nhiên năm 2012 tại 9 nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới theo dự báo mới nhất của Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng trong năm 2013, và có thể lên mức 10,9 triệu tấn. Nếu lấy mức sản lượng dự kiến mới nhất này so với mức sản lượng cao kỷ lục tại năm 2012 thì sẽ có sự gia tăng khoảng 0,4%. Tuy nhiên, nguồn cung cao su trong quý 1/2013 có thể sẽ thấp hơn so với cùng kỳ năm 2012 do sản lượng cao su theo mùa (thường từ tháng 2 đến tháng 5) thấp hơn
Hình 1: Tổng sản lượng cao su thiên nhiên tại 9 nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới, 2007 – 2013*, (nghìn tấn)
Nguồn: AgroMonitor tính theo số liệu của ANRPC. Ghi chú: (*): Số liệu ước tính
2. Tổng nhập khẩu cao su thiên nhiên của 9 nước thành viên ANRPC dự kiến đạt 10,5 triệu tấn trong quý 1/2013, giảm so với mức 1,06 triệu tấn tại cùng kỳ năm trước.
Hình 2: Tổng lượng cao su thiên nhiên nhập khẩu của 9 nước thành viên ANRPC, (Nghìn tấn)
Nguồn: AgroMonitor tính theo số liệu của ANRPC. Ghi chú: (*): Số liệu ước tính
3. Giá cao su thế giới ở hầu hết các chủng loại và thị trường trong quý 1/2013 ở trong trạng thái suy giảm so với cùng kỳ quý 1/2012. RSS3 tại Thái Lan quý 1/2013 trung bình đã suy giảm khoảng 22%; RSS3 tại Tokyo quý 1/2013 giảm 5,1%; RSS2 tại Thái Lan quý 1/2013 giảm 21,6% so với cùng kỳ quý 1/2012. Như vậy, xu hướng trong quý 1/2013 đã hoàn toàn trái ngược lại với nhận định của các chuyên gia trước đó khi cho rằng giá cao su thế giới sẽ giữ được đà tăng trong quý 1/2013 do tình hình kinh tế thế giới có những dấu hiệu lạc quan, Trung Quốc cũng đang kỳ vọng dần lấy được đà tăng trưởng, trong khi nguồn cung suy giảm khi cây cao su bước vào thời điểm cho năng suất thấp.
Hình 3: Tương quan giá cao su RSS2 và RSS3 (Fob Bangkok), tháng 1/2009 – tháng 3/2013, (USD/tấn) và giá dầu thô Brent IPE (USD/thùng)
Nguồn: AgroMonitor tổng hợp
Thị trường cao su trong nước
o Cũng không nằm ngoài xu hướng biến động giảm giá trên thị trường thế giới. Sau chuỗi ngày tăng giá tại tháng 1 thì sang tháng 2 và tháng 3, giá cao su nội địa và giá cao su xuất khẩu tại thị trường trong nước đều trong trạng thái suy giảm, trong đó giảm đáng kể nằm ở mủ nước thu mua. Giá mủ nước ở Gia Lai, Bình Phước, Lâm Đồng, Bà Rịa Vũng Tàu… chốt tại thời điểm cuối tháng 3/2013 chỉ còn dao động ở mức 426 - 430 đồng/TSC, mức thấp nhất kể từ tháng 9/2012 trở lại đây.
Hình 4: Giá mủ tươi dạng nước tại một số địa phương, đồng/TSC
Hình 5: Giá mủ cao su đông tạp chén tại Đak Lak, Bình Phước, đồng/kg
Hình 6: Giá mua vào của một số chủng loại cao su xuất khẩu chính của Việt Nam như SVRCV, SVRL, SVR10, SVR20…tháng 2/2011 – tháng 3/2013, (Vnd/kg)
Hình 7: Giá bán ra của một số chủng loại cao su xuất khẩu chính của Việt Nam như SVRCV, SVRL, SVR10, SVR20…tháng 2/2011 – tháng 3/2013, (Vnd/kg)
Nguồn: AgroMonitor tổng hợp
o Tại thị trường biên mậu, ngay từ đầu tháng 1/2013, nhu cầu nhập khẩu cao su của các doanh nghiệp và thương nhân phía Trung Quốc theo chiều hướng gia tăng khá mạnh. Tháng 2/2013, sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán dài ngày, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cao su tại thị trường biên mậu đã quay trở lại. Giá giữ ổn định ở mức khá tương đồng của tháng 1/2013, dao động trong khoảng 19.300 – 19.600 NDT/tấn. Tháng 3/2013, sau một vài ngày cấm biên tại cửa khẩu Móng Cái và Bát Xát tại đầu tháng 3 thì sau khi mở biên trở lại, lực lượng tham gia xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam kể cả quốc doanh và tư thương đã tạo nguồn cung khá lớn, tạo áp lực phá vỡ sự cân bằng thị trường về phương diện cung- cầu, làm giá giảm trung bình khoảng 300 NDT/tấn. Như vậy, riêng trong tháng 3/2013, giá đã giảm từ 19.100 NDT/tấn xuống còn 17.900 NDT/tấn tại tuần cuối tháng 3.
Hình 8: Giá cao su SVR3L tại cửa khẩu Móng Cái, Đông Kinh, tháng 1/2011 – tháng 3/2013, (NDT/tấn)
Nguồn: AgroMonitor tổng hợp từ Bộ Công Thương
o Về tình hình xuất khẩu: sau khi suy giảm khá mạnh tại 2 tháng đầu năm 2013 và có sự tăng trở lại trong tháng 3/2013 nhưng tổng lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam tại quý 1/2013 ước đạt 194 nghìn tấn, trị giá 520,5 triệu USD, giảm 4,7% về lượng và giảm gần 25% về trị giá so với cùng kỳ quý 1/2012.
Hình 9 : Lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam, tháng 1/2010 – tháng 3/2013
Nguồn: AgroMonitor tính theo số liệu Tổng cục Hải quan. Tháng 3*: số liệu của Tổng cục Thống kê.
o Xuất khẩu cao su tới các thị trường trọng điểm có sự tăng giảm trái chiều nhau trong 2 tháng đầu năm 2013. Trong khi lượng cao su xuất khẩu tới thị trường Trung Quốc giảm 21,3%; Đài Loan giảm 35,6%; Hàn Quốc giảm 15,71% thì lượng cao su xuất khẩu tới thị trường Malaysia lại tăng 26,11% so với cùng kỳ năm trước; Đức tăng 34,76%; Mỹ tăng 46,41%....
Hình 10: Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su Việt Nam theo lượng 2 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ 2 tháng 2012, (%)
Nguồn: AgroMonitor tính theo số liệu Tổng cục Hải quan
o Đáng chú ý, trong 2 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu cao su tại một số mặt hàng chủ lực có sự suy giảm đáng kể, như cao su SVR3L (chủng loại cao su lớn nhất của Việt Nam) đã giảm 4,8% so với cùng kỳ 2 tháng 2012; SVR20 giảm 28%; RSS3 giảm 30%...Tuy nhiên, tại một số chủng loại khác vẫn có sự tăng trưởng như Latex tăng 25,93%; SVR10 tăng 14,51%...so với cùng kỳ 2 tháng 2012.
Hình 11: Cơ cấu xuất khẩu các chủng loại cao su Việt Nam theo lượng 2 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ 2 tháng 2012, (%)
Nguồn: AgroMonitor tính theo số liệu Tổng cục Hải quan
Trong 2 tháng đầu năm 2013, chỉ có 163 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cao su của Việt Nam, giảm mạnh so với con số 262 doanh nghiệp tại cùng kỳ 2 tháng 2012 (giảm 99 doanh nghiệp). Sự sụt giảm này là do giảm về lượng xuất khẩu, giá, giao dịch….của thị trường, kéo theo kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cũng có sự suy giảm khá mạnh mẽ.
Nguồn: Agromonitor
- VPUB – Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chúc Tết tỉnh Điện Biên (07/01/2025)
- Dự báo kinh tế thế giới năm 2025 (06/01/2025)
- Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025? (06/01/2025)
- Những vấn đề pháp lý thúc đẩy kinh tế số trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á: Một số giải pháp và khuyến nghị (03/01/2025)
- Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á: Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một” (03/01/2025)
- Bà Huỳnh Thị Nga được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Cao su Chư Păh (03/01/2025)
- Cao su Việt Nam (GVR) được phê duyệt khu công nghiệp 360 ha tại Bình Dương (03/01/2025)
- Giá cao su hôm nay 3/1/2025: Giá cao su tăng - giảm trái chiều trên sàn SHFE, trong nước duy trì đà đi ngang (03/01/2025)
- Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là điểm sáng nổi bật về tăng trưởng kinh tế (02/01/2025)
- Mô hình nông lâm kết hợp trồng cao su tại Thái Lan (02/01/2025)