logo
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM

Năm 2013 – năm bản lề trong kế hoạch 2011 – 2015 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam 28/01/2013

Phát huy đối đa năng lực ngành gỗ, công nghiệp cao su

Năm 2013, theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, tình hình kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn. Nền kinh tế Mỹ chưa có chuyển biến rõ rệt, khu vực đồng tiền chung châu Âu còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong xử lý nợ công, Trung Quốc phát triển chậm lại…Do hoạt động SXKD của VRG phụ thuộc nhiều vào thế giới với phần lớn sản phẩm là xuất khẩu, cao su xuất khẩu trên 80%, gỗ trên 50%, sản phẩm công nghiệp cao su trên 89%, khu công nghiệp 90% là nhà đầu tư nước ngoài…nên sẽ tiếp tục chịu tác động tiêu cực của xu hướng này.

Ngoài ra tình hình trong nước và đặc thù của ngành cao su cũng tồn tại nhiều khó khăn như quỹ đất phát triển cao su trong nước hầu hết kém màu mỡ, ở vùng sâu vùng xa, hạ tầng cơ sở yếu kém, trình độ lao động thấp nên chi phí đầu tư cao. Diễn biến khí hậu, thời tiết ngày càng bất thường và khó dự đoán, luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó còn có khó khăn về quỹ tín dụng chưa ổn định, nguồn vốn vay cho các dự án chưa xác định được chắc chắn.

Từ những khó khăn này, VRG đã đưa ra các cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch năm 2013 với nhiều chỉ tiêu không cao hơn so năm 2012. Về giá bán mủ, dự kiến giá bán cao su bình quân 62 triệu đồng/tấn, giá thành phấn đấu không vượt 44 triệu đồng/tấn. Để bù đắp vào doanh thu, lợi nhuận cao su bị giảm do giá bán giảm, cần phát huy đối đa năng lực sản xuất của các nhà máy chế biến gỗ, công nghiệp cao su.

Trong lĩnh vực đầu tư phát triển, VRG căn cứ vào kế hoạch 5 năm đã được Chính phủ phê duyệt và tình hình thực tế để triển khai. Lĩnh vực trồng cao su được ưu tiên phát triển trên cơ sỡ quỹ đất đã có. Ngành công nghiệp cao su và chế biến gỗ thì triển khai các dự án đã có chủ trương đầu tư. Khu công nghiệp đầu tư theo hình hình thực tế thu hút đầu tư. Đối với một số dự án thủy điện dở dang cố gắng tháo gỡ nút thắt về vốn tự có để huy động được vốn vay ngân hàng, nhằm hoàn thành trong 2 năm 2013 – 2013. Các dự án khác thì tìm đối tác thoái vốn theo lộ trình và quy định của Chính phủ. Để giải quyết khó khăn nguồn vốn, VRG cân đối trên cơ sở sử dụng tối đa nguồn vốn điều lệ hiện có và dự kiến hình thành trong năm để giảm nguồn vốn vay theo cơ chế đặc thù đã được Chính phủ phê duyệt.

Các chỉ tiêu khối lượng trong kế hoạch năm 2013

Tổng diện tích cao su: 404.890 ha, trong đó khai thác 169.527 ha, trồng mới 40.099 ha, tái canh: 14.932 ha. KTCB: 180.332 ha. Sản lượng khai thác: 261 574 tấn, thu mua 51.820 tấn, tiêu thụ 326.680 tấn. Gỗ phôi 275.000 m3, gỗ ghép tấm 15.000 m3, gỗ tinh chế 11.600 m3, gỗ MDF 321.000 m3. Sản phẩm công nghiệp cao su: 15.000 tấn. Diện tích khu công nghiệp cho thuê: 262 ha. Điện phương phẩm: 384 triệu kwh.

                                                                                      Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Công ty Mẹ

Cao su

Gỗ

Công nghiệp cao su

Khu công nghiệp

Thủy điện

Khác

Tổng

Tổng doanh thu

769

21.050

3.776

1.734

1.154

324

1.112

29.918

Doanh thu cao su

 

18.759

 

 

 

 

 

18.759

Lợi nhuận trước thuế

500

6.255

195

60

368

32

(20)

7.391

Lợi nhuận cao su

 

4.902

 

 

 

 

 

4.902

Lợi nhuận sau thuế

479

4.993

176

49

304

32

(38)

5.994

Cơ cấu doanh thu, lợi nhuận các ngành nghề ngoài cao su tăng mạnh

Tổng diện tích cao su kinh doanh năm 2013 là 169.527 ha, tăng hơn 4.500 ha so với năm 2012, sản lượng phấn đấu 265.000 tấn, năng suất bình quân đạt 1,56 ha. Về cơ cấu theo vùng miền, Đông Nam bộ vẫn giữ vai trò quyết định với 64% tổng diện tích cao su kinh doanh, giảm 2% so với năm 2012, sản lượng khai thác 182.390 tấn, chiếm 68% tổng sản lượng, giảm 3% so với năm 2012. Năm 2013, VRG sẽ tiếp tục tăng cường công tác thu mua để gia tăng sản lượng chế biến, tiêu thụ, sản lượng thu mua tăng mạnh so với năm 2012 là 5.000 tấn, dự kiến thu mua tổng cộng 52.000 tấn. Mặc dù sản lượng khai thác giảm nhưng nhờ thu mua nên lượng tiêu thụ trong năm sẽ xấp xỉ bằng năm 2012, dự kiến tồn kho cuối kỳ khoảng 36.000 tấn.

Trong năm 2013, doanh thu, lợi nhuận từ cao su vẫn là thu nhập chính, chiếm 63% doanh thu toàn Tập đoàn, chiếm 66% lợi nhuận. Tuy nhiên về cơ cấu giảm so với năm 2012 là 70% doanh thu và 70% lợi nhuận. Điều này cho thấy VRG đã phát triển được các ngành nghề khác, các khoản đầu tư trong giai đoạn từ 2006 -2010 bắt đầu phát huy tác dụng và cho lợi nhuận như ngành gỗ, công nghiệp cao su và các sản phẩm khác. Trong đó ngành công nghiệp cao su tăng từ 949 tỷ lên 1.734 tỷ, chế biến gỗ từ 2.974 tỷ năm 2012 tăng lên 3.776 tỷ năm 2013.

Cần nhiều giải pháp trong ngắn và dài hạn

Năm 2013 kế hoạch sản lượng khai thác chỉ tương đương 98% so với thực hiện năm 2012. Đặc biệt có công ty sản lượng giảm lên đến 10% so 2012 nguyên nhân là vườn cây già và vườn cây mới đưa vào cạo năng suất chưa cao, cộng thêm ảnh hưởng của bệnh hại. Tuy nhiên, theo đánh giá của lãnh đạo VRG, dù bất kỳ lý do gì việc giảm sản lượng đồng nghĩa với việc giảm tốc độ tăng trưởng là không đạt được kỳ vọng của Chính phủ đối với VRG. Do vậy vấn đề này cần được nhìn nhận một cách tích cực để đảm bảo sự tăng trưởng của VRG cả trong ngắn và dài hạn. VRG đã đưa ra những giải pháp quyết liệt nhằm thực hiện hoàn thành kế hoạch năm 2013.

Về công tác nông nghiệp, cần tích cực trong việc ngăn ngừa bệnh hại xảy ra trong năm 2013 và phục hồi vườn cây bệnh năm 2012 để đảm bảo vượt kế hoạch 2013 và có tăng trưởng trong kế hoạch 2014 trở đi. Lưu ý đến công tác giống, đảm bảo quy trình chăm sóc vườn cây đã trồng. Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng thu mu mủ nguyên liệu để bảo đảm 3 mục tiêu: Giảm chi phí khấu hao trong giá thành, tăng doanh thu và hỗ trợ cao su tiểu điền, góp phần bảo đảm chất lượng và thương hiệu mủ cao su VN. Giá bán cao su năm 2013 vẫn là ẩn số, lãnh đạo VRG yêu cầu các đơn vị quản lý chặt chi phí, đặc biệt là chi phí quản lý, chi phí bán hàng để hạn chế mức giảm lợi nhuận trong năm. Lãnh đạo VRG cũng lưu ý: Chương trình phát triển cao su ra nước ngoài đã bắt đầu cho sản phẩm, các đơn vị cũng cần chuẩn bị phương án kinh doanh, đặc biệt là phương án tiền lương. Cần có phân định tiền lương lao động trực tiếp phù hợp với mức lương của khu vực dự án và lương của cán bộ quản lý VN phù hợp thu nhập các công ty trong nước.

                                                                                                          Quốc An

Nguồn: Tạp chí cao su Việt Nam

ĐƠN VỊ TÀI TRỢ
ĐƠN VỊ TÀI TRỢ