logo
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM

VRG triển khai áp dụng tiêu chuẩn ISO 14067 12/08/2013

VRG là đơn vị đầu tiên xây dựng và áp dụng ISO 14067 tại VN

Tiêu chuẩn ISO 14067 – Dấu vết cacbon trong sản phẩm hay Carbon Footprint là tiêu chuẩn ISO được ban hành năm 2012. Mục tiêu của tiêu chuẩn này là tính toán lượng khí thải CO2 vào khí quyển trong một chuỗi hoạt động tạo ra sản phẩm; tất cả những số liệu đó sẽ được tính toán đo lường và hiển thị bằng một con số gọi là carbon footprint – dấu chân carbon. Con số càng lớn thì tác động xấu đến môi trường càng mạnh. Theo tiêu chuẩn, khi chúng ta tính toán lượng carbon của một chuổi sản phẩm do mình tạo ra để từ đó nhận ra lượng carbon đó ảnh hưởng đến trái đất như thế nào, và từ đó buộc chúng ta thay đổi để giảm dần dấu chân carbon trong sản phẩm của mình bằng những giải pháp cụ thể.

Các nước Nhật, Mỹ, Anh... đã áp dụng tiêu chuẩn này, sau đó các nước này đề nghị lên ban ISO thế giới ban hành tiêu chuẩn ISO 14067. Hiện nay, đã có nhiều ngành nghề áp dụng tiêu chuẩn này và công bố mức thải CO2 cho sản phẩm của mình như: Sản phẩm áo Jacket của hãng Patavonia của Mỹ: 66 pound CO2/1 cái; Sản phẩm giày Timberland của Mỹ: 121 pound CO2/1 đôi; Sản phẩm Toyota của Tập đoàn đa quốc gia: 97.000 pound CO2/ 1 chiếc…

Hiện nay, Việt Nam chưa áp dụng tiêu chuẩn ISO này và trong ngành trồng, sơ chế và sản xuất cao su trên thế giới là chưa có. Do đó, VRG là đơn vị đầu tiên xây dựng và áp dụng ISO 14067. Nếu áp dụng tiêu chuẩn ISO 14067, là chúng ta đi trước đón đầu và dễ dàng xuất khẩu sản phẩm sang các nước Mỹ, Nhật.....

Lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14067

Trong quá trình áp dụng tiêu chuẩn ISO 14067, doanh nghiệp nắm vững về quy trình sản xuất, vòng đời của sản phẩm, chuỗi cung ứng sản phẩm. Từ những hiểu biết đó, doanh nghiệp có thể nhận biết được khâu sản xuất nào chưa hiệu quả, chi phí cao. Nhận biết được cơ hội để cắt giảm chi phí hiệu quả sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng. Từ đó, tính cạnh tranh của sản phẩm sẽ được nâng cao so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường trong nước và quốc tế, tăng lượng hàng hóa xuất khẩu tại những thị trường hiện tại và mở ra cơ hội xuất khẩu đến các thị trường tiềm năng đòi hỏi yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật (giảm thiểu rủi ro của các rào cản kỹ thuật tại các thị trường như EU, Nhật Bản,…).

Năng lực lãnh đạo sẽ được củng cố và phát huy trong vai trò đi tiên phong đổi mới, hướng tới cộng đồng, góp phần bảo vệ người tiêu dùng, về lâu dài góp phần bảo vệ môi trường và giảm thiểu các tác động xấu của biến đổi khí hậu. Áp dụng ISO 14067 cũng giúp doanh nghiệp có nhiều thuận lợi và cơ hội hơn để áp dụng các tiêu chuẩn khác vào quy trình sản xuất để nâng cao hiệu quả góp phần nâng cao tính cạnh tranh.

Ngọc Cẩm

Nguồn: Tạp chí cao su Việt Nam

ĐƠN VỊ TÀI TRỢ
ĐƠN VỊ TÀI TRỢ