logo
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM

Cao su thiên nhiên năm 2012 tăng diện tích, sản lượng và lượng xuất khẩu 03/01/2013

Năng suất năm 2012 giảm 0,5% so với năm 2011 do diện tích vườn cây mới đưa vào thu hoạch năm đầu tiên khá lớn, khoảng 45.800 ha (9%). Năng suất cây cao su trong những năm thu hoạch đầu tiên thường không cao. 

Với diện tích 910.500 ha vào cuối năm 2012, cây cao su đã vượt hơn mục tiêu quy hoạch 800.000 ha năm 2015 và tiếp tục có diện tích lớn nhất trong các cây công nghiệp lâu năm.

Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su, năm 2012 và 2011

Năm

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích
thu hoạch (ha)

Năng suất (kg/ha)

2011

801.600

789.300

460.000

1.716

2012

910.500

863.600

505.800

1.707

2012 so 2011

+ 13,6 %

+ 9,4 %

+ 10%

-0,5 %

Hiệp hội Cao su Việt Nam tổng hợp từ nguồn Tổng cục Thống kê tháng 01.2013

Diện tích cây cao su và cây lâu năm khác, năm 2012 và 2011

Cây lâu năm

Diện tích 2011 (ha)

Diện tích 2012 (ha)

So 2012/2011 (%)

Cao su

801.600

910.500

113,6

Cà phê

586.200

622.100

106,1

Điều

363.700

325.900

89,6

Dừa

144.800

149.300

103,1

Chè

127.800

129.100

101,0

Hồ tiêu

55.500

58.900

106,1

Hiệp hội Cao su Việt Nam tổng hợp từ nguồn Tổng cục Thống kê tháng 01.2013

Tổng số lượng cao su xuất khẩu năm 2012 đạt khoảng 1,01 triệu tấn, thu về hơn 2,85 tỷ USD, tăng 23,8 % về lượng, một phần nhờ nguồn tạm nhập tái xuất, nhưng giảm 12,6 % về giá trị do giá giảm mạnh 29,4 % so với năm 2011.

Xuất khẩu cao su thiên nhiên Việt Nam năm 2012 và 2011

Năm

Lượng xuất khẩu

(tấn)

Giá trị xuất khẩu

(ngàn USD)

Đơn giá bình quân

(USD/tấn)

2011

816.400

3.233

3.961

2012

1.011.950

2.856

2.792

So 2012/2011 (%)

+ 23,8 %

-12,6 %

-29,4 %

Hiệp hội Cao su Việt Nam tổng hợp từ nguồn Tổng cục Thống kê tháng 01.2013

Năm 2012, ngành cao su gặp khá nhiều khó khăn do nhu cầu tăng chậm trong khi nguồn cung lại tăng nhanh. tạo áp lực giảm giá. Nền kinh tế của thế giới phục hồi yếu và khủng hoảng nợ công kéo dài ở châu Âu đã làm thu hẹp thị trường tiêu thụ và trì trệ sản xuất của nhiều ngành hàng. Giá cao su đã giảm liên tục từ tháng 4 đến tháng 8/2012. Trong tháng 9 và 10, giá cao su tăng nhẹ nhờ những thông tin tích cực từ các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Nhật, Trung Quốc và sự thỏa thuận cắt giảm sản lượng cao su xuất khẩu của ba nước Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Sang tháng 11 và 12, giá cao su lại giảm khi nguồn cung tăng vào cuối năm và mức tiêu thụ vẫn tăng chậm.

Diễn biến giá cao su SVR 3L xuất khẩu (FOB) từ tháng 1/2011 đến tháng 12/2012 (USD/tấn)

Hiệp hội Cao su Việt Nam tổng hợp (H.T.)

ĐƠN VỊ TÀI TRỢ
ĐƠN VỊ TÀI TRỢ