Xuất khẩu cao su: Sẽ không còn phụ thuộc thị trường Trung Quốc ? 06/08/2013
TT |
Mặt hàng/Tên nước |
6 tháng/2012 |
6 tháng/2013 |
% 2013/2012 |
Thị phần (%) |
||||
Lượng |
Giá trị |
Lượng |
Giá trị |
Lượng |
Giá trị |
2012 |
2013 |
||
|
Cao su |
403.143 |
1,207 |
385.225 |
971 |
95,6 |
80,5 |
100 |
100 |
1 |
Trung Quốc |
209.557 |
573 |
182.552 |
435 |
87,1 |
75,9 |
47,5 |
44,8 |
2 |
Malaysia |
64.737 |
209 |
75.718 |
1938 |
117 |
92,5 |
17,4 |
20,0 |
3 |
Ấn Độ |
17.080 |
59 |
20.653 |
56 |
120 |
95,9 |
4,9 |
5,8 |
4 |
Đài Loan |
17.912 |
62 |
13.500 |
39 |
75,4 |
62,7 |
5,2 |
4,0 |
5 |
Hàn Quốc |
19.024 |
59 |
15.185 |
38 |
79,8 |
64,6 |
4,9 |
4,0 |
XK cao su qua TQ giảm dần đều
Theo Bộ Công Thương, 7 tháng đầu năm nay, nước ta XK 498.000 tấn cao su thiên nhiên, đạt giá trị 1,2 tỉ USD; giảm 4,5% về khối lượng và giảm 18,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2012. Đáng chú ý, dù TQ vẫn là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của VN (chiếm 44,8% tổng giá trị XK) nhưng đã giảm tới 12,9% về khối lượng và giảm 24,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.
Theo Tổ chức Nghiên cứu Cao su Quốc tế, TQ hiện là nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới, chiếm 34% tổng nhu cầu cao su toàn cầu. Năm nay, nước này có nhu cầu tiêu thụ khoảng 4 triệu tấn cao su thiên nhiên. Ngoài khoảng 800.000 tấn cao su khai thác trong nước, TQ phải NK hơn 3 triệu tấn cao su, chủ yếu từ Thái Lan, Indonesia, VN...
Từ nhiều năm qua, TQ luôn là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của VN. Tuy vậy, có một dấu hiệu đáng chú ý là tỉ lệ NK cao su từ VN đang có xu hướng giảm dần. Theo số liệu của Hiệp hội Cao su VN (VRA), năm 2011, TQ NK 501.600 tấn cao su của VN, trị giá 1,9 tỷ USD, chiếm 61,4% thị phần. Qua năm 2012, TQ NK 492.749 tấn cao su, trị giá 1,3 tỉ USD, chiếm 48,2% thị phần. 7 tháng đầu năm 2013, dù TQ vẫn là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của VN, nhưng về thị phần chỉ còn 44,8%.
Do đâu sụt giảm ?
Ở tầm vĩ mô, theo Tổ chức Nghiên cứu Cao su Quốc tế, nguyên nhân khiến nhu cầu tiêu thụ cao su của TQ giảm là do tăng trưởng kinh tế của nước này không đạt như dự báo. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết, tổng sản phẩm quốc nội của TQ – nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, quý II/2013 giảm còn 7,5% so với 7,7% quý trước đó và khó có thể đạt 7,7% trong năm nay. Số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố ngày 10/7 cho thấy, NK của nước này cũng giảm 0,7% so với cùng kỳ năm trước.
Khó khăn của nền kinh tế đã ảnh hưởng đến ngành chế tạo xe hơi của TQ. Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô TQ cho biết, doanh số xe hơi tại nước này trong tháng 5/2013 giảm 14% so cùng tháng năm trước, xuống còn 1,35 triệu chiếc. Doanh số tiêu thụ xe hơi giảm khiến nhu cầu tiêu thụ săm lốp (chủ yếu sử dụng cao su thiên nhiên) giảm theo.
Việc TQ tăng dự trữ cao su cũng khiến nhu cầu NK giảm. Trong tháng 3/2013, lượng cao su tồn kho ở Thanh Đảo – trung tâm NK cao su lớn nhất TQ, đạt mức kỷ lục 358.300 tấn. Sang tháng 4, con số này tăng lên 366.900 tấn.
Trong hoạt động mậu biên với VN, từ đầu năm đến nay, phía TQ thực hiện chính sách siết chặt dần khâu giao thương hàng hóa giữa hai bên theo phương thức tiểu ngạch. Tháng 3/2013, khoảng gần 40% số DN và thương gia TQ tạm thời ngừng giao dịch NK, vì nếu tiếp tục ký hợp đồng XK, lợi nhuận sẽ âm nặng hơn. Trong khi siết NK cao su thiên nhiên thì phía TQ lại khuyến khích NK cao su hỗn hợp bằng việc miễn thuế NK cho chủng loại cao su này.
Tìm kiếm, mở rộng thị trường khác: Đòi hỏi tất yếu
XK cao su của VN qua TQ có xu hướng giảm dần, ngoài các nguyên nhân xuất phát từ phía TQ như nêu trên, còn có nguyên nhân chủ quan từ chính các DN VN. Từ khuyến cáo của các cơ quan chức năng về việc XK qua TQ thường chịu nhiều rủi ro, do tính biến động và bất ổn của thị trường này, thời gian qua, nhiều DN VN đã tích cực tìm kiếm, chuyển hướng XK qua các thị trường khác, qua đó giảm dần phụ thuộc vào thị trường TQ, nhất là XK qua đường tiểu ngạch.
Thời gian gần đây, Malaysia nổi lên là một thị trường tiêu thụ cao su hấp dẫn của các DN VN. Năm 2012, nước này NK 200.400 tấn cao su của VN, tăng 246,3% so với năm 2011. Ấn Độ cũng là một thị trường nhiều tiềm năng mà các DN VN đang nhắm đến vì sức tiêu thụ tăng nhanh. Năm 2012, nước này NK 71.676 tấn cao su của VN, chiếm 7% thị phần. Từ đầu năm đến nay, XK cao su của VN sang Malaysia và Ấn Độ tiếp tục tăng (xem bảng số liệu).
Ngoài ra, các thị trường Đài Loan, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, khối EU... vẫn còn nhiều tiềm năng để các DN VN khai thác. Đây là những thị trường “khó tính”, nhưng khi đã xâm nhập thành công thì DN VN có thể yên tâm về sự ổn định và tính bền vững. Thách thức mà các DN VN cần phải vượt qua để “cắm rễ” lâu dài tại những thị trường này là phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, uy tín về giao dịch cũng như đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt của hàng rào thương mại và hàng rào kỹ thuật.
P.L
Nguồn: Tạp chí cao su Việt Nam
- VPUB – Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chúc Tết tỉnh Điện Biên (07/01/2025)
- Dự báo kinh tế thế giới năm 2025 (06/01/2025)
- Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025? (06/01/2025)
- Những vấn đề pháp lý thúc đẩy kinh tế số trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á: Một số giải pháp và khuyến nghị (03/01/2025)
- Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á: Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một” (03/01/2025)
- Bà Huỳnh Thị Nga được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Cao su Chư Păh (03/01/2025)
- Cao su Việt Nam (GVR) được phê duyệt khu công nghiệp 360 ha tại Bình Dương (03/01/2025)
- Giá cao su hôm nay 3/1/2025: Giá cao su tăng - giảm trái chiều trên sàn SHFE, trong nước duy trì đà đi ngang (03/01/2025)
- Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là điểm sáng nổi bật về tăng trưởng kinh tế (02/01/2025)
- Mô hình nông lâm kết hợp trồng cao su tại Thái Lan (02/01/2025)