logo
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM

Nhận định tình hình giá cao su trong 9 tháng đầu năm 2012 04/10/2012

Tính đến hết 9 tháng đầu năm 2012, VN đã xuất khẩu được 729 ngàn tấn cao su thiên nhiên, giá trị đạt 2,07 tỷ USD, tăng mạnh về lượng 37 %, nhưng do giá giảm mạnh, bình quân đạt 2.838 USD/tấn, giảm 34% so với cùng kỳ năm trước, làm giá trị giảm 10%.

Từ đầu năm 2012 đến nay, giá cao su biến động mạnh, tăng lên trong mùa khô khi cây cao su được ngưng cạo mủ và giảm dần khi nguồn cung dồi dào do cây cao su được khai thác trở lại trong mùa mưa.

Bên cạnh ảnh hưởng của thời vụ hàng năm, giá cao su còn chịu tác động khi nhu cầu tăng chậm hơn so với nguồn cung. Năm 2012, nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi, nhiều nước đã dừng chính sách kích cầu. Cao su được tiêu thụ tăng về lượng nhưng tốc độ chậm do nền kinh tế châu Âu suy yếu vì khủng hoảng nợ công và kinh tế của Hoa Kỳ, Nhật, Trung Quốc vẫn còn tăng trưởng thấp. Trong khi đó, sản lượng lại tăng nhanh đã tạo áp lực làm giảm giá.

Ngoài ra, giá dầu thô giảm tác động đến giá cao su tổng hợp từ dầu thô cũng ảnh hưởng đến giá cao su thiên nhiên vì khả năng thay thế nhau của hai loại cao su này.

Giá cao su Việt Nam xuất khẩu tăng lên từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2012 khi nguồn cung hạn chế vì cây cao su ngưng khai thác trong thời kỳ rụng lá vào mùa khô, đạt lần lượt là 2.747 USD/tấn, 2.843USD/tấn, 3.256USD/tấn và 3.352USD/tấn. Sau đó, khi cây cao su được khai thác trở lại, nguồn cung dồi dào, giá sụt giảm liên tục từ tháng 5 đến nay. Giá cao su xuất khẩu bình quân đạt 3.127USD/tấn trong tháng 5; 2.824USD/tấn tháng 6; 2.834USD/tấn tháng 7; 2.648USD/tấn tháng 8 và khoảng 2.470USD/tấn trong tháng 9.

Thực tế, giá cao su Việt Nam xuất khẩu trong xu thế tăng hơn 20 năm qua, tuy có nhiều biến động, từ mức 875 USD/tấn năm 1990 tăng lên 1.360 USD/tấn năm 1995 nhưng giảm còn 677 USD/tấn năm 2000, sau đó tăng nhanh đạt 1.451 USD/tấn năm 2005 và 2.434 USD/tấn năm 2008. Đến năm 2009, do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá cao su giảm còn 1.677 USD/tấn năm 2009. Nhờ chính sách kích cầu của nhiều nước để thúc đẩy kinh tế phục hồi, giá cao su tăng nhanh vào năm 2010 đạt 2.865 USD/tấn và đỉnh điểm là 3.933 USD/tấn vào năm 2011.

Năm 2012, nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi, nhiều nước đã dừng chính sách kích cầu. Cao su được tiêu thụ tăng về lượng nhưng tốc độ chậm do nền kinh tế châu Âu suy yếu vì khủng hoảng nợ công, kinh tế của Hoa Kỳ, Nhật, Trung Quốc tăng trưởng thấp. Trong khi đó, sản lượng lại tăng nhanh đã tạo áp lực làm giảm giá.

Giá cao su xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2012 đạt bình quân 2.838 USD/tấn, đã giảm 28% so với giá bình quân năm 2011, giảm 7% so giá bình quân năm 2010 nhưng cao hơn 69% so với giá năm 2009 và cao hơn 16,5% so với giá năm 2008.

Để ngăn giá cao su tiếp tục giảm sâu, chính phủ 3 nước cao su">sản xuất cao su hàng đầu gồm Thái Lan, Malaysia và Indonesia đã đề ra giải pháp cắt giảm sản lượng 450.000 tấn nhằm giảm xuất khẩu 300.000 tấn và tái canh 100.000 ha vườn cây cao su già hiệu quả kém, đồng thời bố trí ngân sách để thu mua cao su cho nông dân khoảng 200.000 đến 300.000 tấn khi giá cao su giảm sát giá thành.

Sau tuyên bố của ba nước cao su về giải pháp nâng đỡ giá, đồng thời Trung Quốc tăng cường mua cao su trước khi nghỉ lễ Quốc khánh, giá được cải thiện trong  tháng 9. Giá cao su SVR 3L đã tăng lên được 2.900 USD/tấn ngày 26/9/2012.

Theo mùa vụ, cao su">sản lượng cao su sẽ tăng mạnh trong quí 4, nhưng nhu cầu tiêu thụ cao su tăng chậm nên giá sẽ không tăng quá cao như năm 2011 là năm có nhiều chính sách kích cầu, tuy nhiên, giá cao su khó thể giảm dưới giá thành nhờ chính sách can thiệp của ba nước sản xuất cao su lớn.

 Tính cả chu kỳ cây cao su trên 25 năm, giá cao su tuy nhiều biến động nhưng vườn cao su vẫn mang lợi nhuận cho người trồng. Giá cao su năm 2012 tuy giảm so năm 2011, nhưng năm 2011 có mức giá cao đột biến và chưa từng có trong lịch sử của ngành sản xuất cao su thiên nhiên. Những năm 2001 và 2002 là những năm giá cao su Việt Nam thấp nhất trong 10 năm qua, dao động trong khoảng 550-600 USD/tấn, người trồng cao su vẫn có lợi nhuận. Giá cao su trong thời điểm hiện nay dao động từ khoảng 2.800-3.000 USD/tấn, cao hơn mức 2001 gần 5 lần và vẫn còn cao hơn giá thành. Do đó, nếu vườn cây cao su được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, sử dụng giống cao sản, áp dụng biện pháp tiết kiệm chi phí và khai thác phù hợp theo nhu cầu thị trường, thì nguồn thu nhập của người trồng vẫn thỏa đáng.

Diễn biến giá cao su thiên nhiên xuất khẩu từ năm 1990 đến tháng 9 năm 2012 (USD/tấn)

Nhận định tình hình giá <a href='http://agromonitor.vn:80/Agromonitor/news/NewsSearch.aspx?key=58' style='font-size:11pt;text-decoration:underline;font-style:italic;color:#5A8A9E;' title='Xem các tin liên quan đến keyword

cao su trong 9 tháng đầu năm 2012

http://agromonitor.vn/

ĐƠN VỊ TÀI TRỢ
ĐƠN VỊ TÀI TRỢ