Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) đầu tư công nghiệp sản xuất hàng cao su tiêu dùng 10/09/2012
Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) đang đẩy mạnh phát triển các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng; tiến hành hợp tác, sang nhượng, liên doanh và mua bán cổ phần với các đối tác có thương hiệu về sản xuất vỏ ruột xe, găng tay, băng chuyền, đầu tư phát triển công nghiệp chế biến gỗ từ gỗ cao su…
Ông Trần Ngọc Thuận, Tổng Giám đốc VRG cho biết: Thực hiện chủ trương của Chính phủ, tính đến nay, tập đoàn đã trồng được 30.000ha cao su tại Lào, 70.000ha tại Campuchia; chăm lo đời sống, tạo công ăn việc làm, bảo đảm an sinh xã hội cho đồng bào.
Thời gian sắp tới, VRG tiếp tục tập trung tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả cạnh tranh theo hướng phát triển và định hình quy mô diện tích vườn cao su của tập đoàn lên 500.000ha, tạo công ăn việc làm cho 175.000 lao động; mở rộng diện tích cao su trong nước với giống cây phù hợp, liên kết với các công ty lâm nghiệp và nông dân trên các địa bàn sử dụng có hiệu quả nguyên liệu cao su thiên nhiên, phấn đấu giảm dần cao su xuất khẩu nguyên liệu, đẩy mạnh đầu tư phát triển các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng.
Theo đó, tập đoàn tiến hành hợp tác, sang nhượng, liên doanh và mua bán cổ phần với các đối tác có thương hiệu về sản xuất vỏ ruột xe, găng tay, băng chuyền, đầu tư phát triển công nghiệp chế biến gỗ từ gỗ cao su và các nguyên liệu gỗ khác, xúc tiến thành lập mới nhà máy chế biến gỗ công suất suất 120.000m³/năm ở Kiên Giang...
Một trong những dự án điển hình trong chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp tiêu dùng của VRG là dự án chế biến gỗ cao su của Công ty CP Chế biến gỗ MDF VRG Dongwha. Công ty này vừa xây dựng thành công nhà máy sản xuất gỗ với hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại, thân thiện với môi trường và trạm cung cấp năng lượng được nhập từ Đức, Thụy Điển, Bỉ.
Theo đó, Nhà máy gỗ MDF VRG Dongwha có quy mô sản xuất 1.000m³/ngày và 300.000m³ gỗ/năm lớn nhất châu Á, tổng vốn đầu tư 125 triệu USD, nằm trên diện tích 38,46ha. Qua 2 năm khởi công xây dựng đến nay, những sản phẩm đầu tiên của nhà máy đã được xuất xưởng từ cành, nhánh cây cao su có sẵn. Lãnh đạo MDF VRG Dongwha cho biết: Với tổng sản lượng 300.000m³ gỗ/năm, trong đó 50% sản lượng gỗ xuất sang Hàn Quốc và các nước, ngay trong năm 2012, nhà máy sẽ tạo giá trị sản lượng hơn 1.000 tỷ đồng, nộp ngân sách 50 tỷ đồng.
Nhà máy gỗ MDF VRG Dongwha khánh thành đã tạo việc làm ổn định cho từ 300 - 500 lao động và hàng ngàn hộ nông dân tỉnh Bình Phước trong việc trồng cây cung cấp gỗ, dịch vụ buôn bán, thương mại gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Trước đó, vào ngày 14-8-2012, Công ty cổ phần VRG Khải Hoàn (một thành viên của VRG) cũng đã khánh thành giai đoạn 1 nhà máy sản xuất găng tay thứ hai có tổng vốn đầu tư 400 tỷ đồng và đón nhận chứng chỉ ISO 9001-ISO 13485 do BSI (Vương quốc Anh) cấp. Nhà máy có 16 dây chuyền hiện đại (trong đó giai đoạn 1 lắp đặt 4 dây chuyền) và dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối năm 2012, nâng tổng công suất thiết kế của 2 nhà máy lên 3,2 tỷ găng tay các loại/năm (nhà máy 1 gồm 12 dây chuyền với công suất thiết kế 1,2 tỷ sản phẩm/năm).
Mục tiêu của VRG Khải Hoàn trong năm 2012 là đạt 1,4 tỷ sản phẩm, doanh thu 800 tỷ đồng, lợi nhuận 31,6 tỷ đồng. Hiện tại, công ty xuất khẩu trên 85% sản phẩm cho 85 khách hàng tại 40 quốc gia. Công ty có giấy phép vĩnh viễn được xuất hàng vào châu Âu và Mỹ (giấy phép CE Making và FDA 105).
Định hướng phát triển của VRG từ nay đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 là phấn đấu hoàn thành thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Đảm bảo tốc độ tăng trưởng trung bình 10%/năm với tổng doanh thu trên 30.000 tỷ đồng vào năm 2015. Tổng tài sản và vốn nhà nước đạt 100.000 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước trên 40.000 tỷ đồng và đến năm 2015 sẽ tạo thêm 50.000 - 70.000 chỗ làm mới trong và ngoài nước, nâng tổng số lao động lên từ 160.000 - 180.000 người…
Được biết, mặc dù kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, nhưng tình hình sản xuất kinh doanh của tập đoàn liên tục tăng, với mức tăng 6% diện tích và 10% sản lượng/năm. Từ 2007 đến nay, kim ngạch xuất khẩu của tập đoàn đã đạt trên 1 tỷ USD với mức tăng trưởng hơn 30%/năm. Hiện nay, tập đoàn hợp tác rất hiệu quả với các đơn vị bộ đội đóng quân ở các địa bàn để phát triển ngành cao su, góp phần ổn định an ninh xã hội, an ninh quốc phòng, nhất là các vùng biên giới…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nguyễn Thu Tuyết
- VPUB – Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chúc Tết tỉnh Điện Biên (07/01/2025)
- Dự báo kinh tế thế giới năm 2025 (06/01/2025)
- Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025? (06/01/2025)
- Những vấn đề pháp lý thúc đẩy kinh tế số trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á: Một số giải pháp và khuyến nghị (03/01/2025)
- Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á: Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một” (03/01/2025)
- Bà Huỳnh Thị Nga được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Cao su Chư Păh (03/01/2025)
- Cao su Việt Nam (GVR) được phê duyệt khu công nghiệp 360 ha tại Bình Dương (03/01/2025)
- Giá cao su hôm nay 3/1/2025: Giá cao su tăng - giảm trái chiều trên sàn SHFE, trong nước duy trì đà đi ngang (03/01/2025)
- Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là điểm sáng nổi bật về tăng trưởng kinh tế (02/01/2025)
- Mô hình nông lâm kết hợp trồng cao su tại Thái Lan (02/01/2025)