Mủ cao su xuất khẩu: Bấp bênh thị trường 06/09/2012
CôngThương - Chưa đáng ngại về giá
Thị trường tiêu thụ thu hẹp, cộng thêm thuế xuất khẩu 3%, cao su Việt Nam bất lợi trước sản phẩm cùng loại của Thái Lan, Malaysia. |
Thông thường, dầu thô tăng giá, cao su nguyên liệu cũng tăng giá nhưng từ đầu năm đến nay, nhiều thời điểm, giá dầu thô tăng, giá cao su nguyên liệu lại giảm mạnh. Lý giải nghịch lý này, các chuyên gia kinh doanh cao su cho rằng, cao su không phải là sản phẩm thiết yếu nên giảm giá trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái.
Chỉ trong nửa năm, giá cao su nguyên liệu đã sụt giảm một nửa, nhưng theo phân tích của ông Phan Sỹ Bình- Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông, giá thấp chưa phải là mối lo duy nhất.
Năm 2011, giá cao su nguyên liệu lên mức đỉnh điểm 92,2 triệu đồng/tấn nhưng tụt xuống 67,7 triệu đồng/tấn trong 7 tháng đầu năm 2012 và dự kiến đến cuối năm, giá trung bình 50 triệu đồng/tấn và bình quân cả năm, giá vẫn đạt 60 triệu đồng/tấn, mức giá tương đương năm 2010 và được cho là khá tốt.
Ông Bình cho rằng, mức giá này chưa thực sự đáng ngại và không nên so sánh với giá thời đỉnh cao bởi thị trường luôn điều tiết, biến động theo cung - cầu từng thời điểm. Tuy nhiên, mức giá hiện nay ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng cao su.
Áp lực thị trường tiêu thụ
Vấn đề khiến các doanh nghiệp cao su trên địa bàn khu vực Tây Nguyên lo ngại là thị trường thu hẹp. Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông, dù trong thời điểm thuận lợi về giá vẫn tìm kiếm để không phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Nhưng hiện tại Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông cũng đang chịu sức ép lớn về thị trường tiêu thụ.
Công ty THHH MTV Cao su Chư Prông đã có hợp đồng cung cấp dài hạn với một công ty của Mỹ, nhưng do khó khăn đối tác đề nghị giảm số lượng mua trong tháng 9 và 10.
Đối với thị trường Trung Quốc, do các biện pháp siết chặt hoạt động mậu biên của nước này, mủ cao su hầu như không thể đi bằng con đường tiểu ngạch như trước nữa. Trong khi xuất khẩu đường chính ngạch lại bị Trung Quốc áp thuế nhập khẩu 20%.
Trong khi đó, việc áp thuế xuất khẩu mủ cao su 3% cũng làm giảm khả năng cạnh tranh của cao su Việt Nam trước sản phẩm cùng loại của Thái Lan, Malaysia. Hiện tại, mủ cao su vẫn chủ yếu là xuất khẩu, tiêu thụ trong nước rất nhỏ, do vậy việc áp thuế xuất khẩu trong tình hình thị trường sẽ làm tăng nguy cơ tồn đọng sản phẩm.
Nếu tình hình không được cải thiện, riêng Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông có thể tồn đọng tới 2.000 tấn mủ cao su, ảnh hưởng lớn đến nguồn vốn, sản xuất của doanh nghiệp và nhất là đời sống của công nhân trồng cao su.
Hoàng Anh Phượng
http://www.baocongthuong.com.vn/p0c211n26032/mu-cao-su-xuat-khau-bap-benh-thi-truong.htm- VPUB – Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chúc Tết tỉnh Điện Biên (07/01/2025)
- Dự báo kinh tế thế giới năm 2025 (06/01/2025)
- Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025? (06/01/2025)
- Những vấn đề pháp lý thúc đẩy kinh tế số trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á: Một số giải pháp và khuyến nghị (03/01/2025)
- Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á: Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một” (03/01/2025)
- Bà Huỳnh Thị Nga được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Cao su Chư Păh (03/01/2025)
- Cao su Việt Nam (GVR) được phê duyệt khu công nghiệp 360 ha tại Bình Dương (03/01/2025)
- Giá cao su hôm nay 3/1/2025: Giá cao su tăng - giảm trái chiều trên sàn SHFE, trong nước duy trì đà đi ngang (03/01/2025)
- Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là điểm sáng nổi bật về tăng trưởng kinh tế (02/01/2025)
- Mô hình nông lâm kết hợp trồng cao su tại Thái Lan (02/01/2025)