Doanh nghiệp cần sự “đồng cam, cộng khổ” của người lao động 29/07/2013
Tuy vậy, đây đó đã xuất hiện tình trạng NLĐ “nản” do lương thấp, thậm chí có người còn bỏ việc hoặc xin “nghỉ hưu non” để hưởng tiền BHXH, nhận tiền trợ cấp thất nghiệp…
Tình trạng này ít nhiều ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của các CTCS, nhất là các công ty đang cần lao động có trình độ tay nghề khai thác. Mặt khác, nó cũng tạo thành tiền lệ không hay cho sự phát triển về sau. Về mặt xã hội, Nhà nước phải chi một khoản tiền lớn từ ngân sách để trả “lương hưu” cho những đối tượng đang có năng lực lao động, có khả năng cống hiến, tạo ra giá trị vật chất và thúc đẩy sự phát triển. Nó cũng đồng nghĩa xã hội đang lãng phí một nguồn lực lớn.
Xét một cách khách quan, so với mặt bằng chung của xã hội thì những năm qua, NLĐ làm việc tại các DN ngành cao su có điều kiện làm việc, hưởng mức thu nhập (lương, thưởng) và thụ hưởng các chế độ, chính sách hợp pháp, chính đáng khá tốt. Nhiều lao động từ nông thôn ra thành thị xin vào làm CN ở các khu công nghiệp, khu chế xuất có cường độ làm việc cao, khối lượng công việc lớn nhưng thu nhập khá “hẻo”, trong khi chi phí sinh hoạt rất đắt đỏ. Nhiều người ước ao được trở về quê nhà để xin vào làm CN cao su, nhưng không dễ chen chân.
Trong hoạt động của mình, các CTCS đều thực hiện phương châm: nâng cao hiệu quả SXKD gắn với việc chăm lo, cải thiện đời sống NLĐ; công ty mạnh - công nhân giàu. Khi SXKD thuận lợi, công ty sẽ có điều kiện chăm lo nâng cao đời sống NLĐ. Nhưng khi khó khăn, DN cũng cần sự sẻ chia, đồng hành của NLĐ. DN tồn tại thì NLĐ mới tồn tại. Đó là quy luật tất yếu.
Vì vậy, trong tình hình khó khăn hiện nay, DN rất cần sự “đồng cam, cộng khổ”, đoàn kết, chung tay góp sức của NLĐ để vượt khó thành công. Hy sinh một phần lợi ích, chấp nhận thu nhập giảm bớt một chút để chia sẻ khó khăn với DN, đó là điều NLĐ nên làm.
Về phía DN, cũng cần nỗ lực tối đa để đảm bảo việc làm và thu nhập cho NLĐ. Đặc biệt, không cắt xén các chế độ, chính sách hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Điều này đã được lãnh đạo VRG quán triệt và chỉ đạo các đơn vị thành viên nghiêm túc thực hiện. Đó là: Các đơn vị phải chủ động rà soát tiết giảm các chi phí sản xuất đầu vào để giảm giá thành, cân đối giữa giá thành và giá bán nhưng không cắt giảm tiền lương của NLĐ. VRG đã ban hành cách tạm tính tiền lương chi trả cho NLĐ khu vực SXKD cao su năm 2013 theo phương châm đảm bảo thu nhập cho NLĐ. Đồng thời, chính quyền các công ty phối hợp với các tổ chức đoàn thể tuyên truyền, giải thích để NLĐ hiểu rõ về nguyên tắc trả lương theo doanh thu, tình hình khó khăn về tiêu thụ cao su trong năm nay và khả năng thực hiện chi trả tiền lương năm 2013. Qua đó, để NLĐ hiểu, chia sẻ, đồng hành cùng DN vượt qua giai đoạn khó khăn, tránh tình trạng thắc mắc, khiếu kiện tiền lương hoặc lãn công, gây ảnh hưởng không tốt cho đơn vị và Tập đoàn.
N.P
Nguồn: Tạp chí cao su Việt Nam
- VPUB – Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chúc Tết tỉnh Điện Biên (07/01/2025)
- Dự báo kinh tế thế giới năm 2025 (06/01/2025)
- Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025? (06/01/2025)
- Những vấn đề pháp lý thúc đẩy kinh tế số trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á: Một số giải pháp và khuyến nghị (03/01/2025)
- Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á: Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một” (03/01/2025)
- Bà Huỳnh Thị Nga được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Cao su Chư Păh (03/01/2025)
- Cao su Việt Nam (GVR) được phê duyệt khu công nghiệp 360 ha tại Bình Dương (03/01/2025)
- Giá cao su hôm nay 3/1/2025: Giá cao su tăng - giảm trái chiều trên sàn SHFE, trong nước duy trì đà đi ngang (03/01/2025)
- Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là điểm sáng nổi bật về tăng trưởng kinh tế (02/01/2025)
- Mô hình nông lâm kết hợp trồng cao su tại Thái Lan (02/01/2025)