11 tháng năm 2014: xuất khẩu cao su sang các thị trường có xu hướng giảm về kim ngạch 19/12/2014
Sang năm 2014, xuất khẩu mặt hàng này có xu hướng giảm về lượng và giá trị.Tháng 11 năm 2014, khối lượng xuất khẩu 108,48 nghìn tấn với giá trị gần 160 triệu USD, nâng tổng khối lượng xuất khẩu cao su 11 tháng là 947,88 nghìn tấn ứng với giá trị 1,61 tỷ USD, giảm 0,2% về lượng và 27,5% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Về thị trường, tính đến hết 11 tháng năm 2014, Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ là ba thị trường nhập khẩu cao su chính của Việt Nam, chiếm 69,64% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cao su ra thế giới. Trong đó, Trung Quốc là thị trường lớn nhất, với kim ngạch 685,12 triệu USD, giảm 30,26% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 42% thị phần. Malaysia đứng thứ 2 với 291,55 triệu USD, giảm 36,96% so với 11 tháng năm 2013. Ấn Độ đứng thứ ba, giảm 27,57% so với cùng kỳ năm ngoái, ứng với kim ngạch 142,42 triệu USD.
Theo thống kê, nhiều thị trường có sự sụt giảm lớn về kim ngạch so với cùng kỳ 11 tháng năm 2013, như Phần Lan (-71,76%); Singapore (-68,51%); Mê hi cô (-51,59%). Đáng chú ý, Hà Lan và Canada là hai thị trường tuy lượng xuất khẩu không nhiều, song đã có sự chuyển biển về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, cụ thể tăng lần lượt 28,28% và 15,02%.
Hiện nay, chưa có quy chuẩn quốc gia cho ngành cao su nên chưa có cơ sở pháp lý cho việc kiểm soát chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của các nhà máy chế biến mủ cao su. Điều này dẫn đến chất lượng của cao su xuất khẩu của Việt Nam không ổn định, uy tín, thương hiệu của cao su Việt Nam thấp hơn với các nước trong khu vực, kéo theo giá cao su xuất khẩu của Việt Nam thường thấp hơn so với sản phẩm cùng loại của Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Mặt khác, chưa có cơ chế bắt buộc kiểm tra chất lượng và có giấy chứng nhận chất lượng cho tất cả lô hàng cao su xuất khẩu, nên không tạo động lực cho doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đảm bảo chất lượng. Trong khi các nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia có quy định bắt buộc tất cả lô hàng cao su xuất khẩu phải có giấy chứng nhận chất lượng. Do vậy, người nhập khẩu cao su có xu hướng ưu tiên mua từ Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt như hiện nay, đây là một bất lợi lớn đối với cao su xuất khẩu Việt Nam.
- VPUB – Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chúc Tết tỉnh Điện Biên (07/01/2025)
- Dự báo kinh tế thế giới năm 2025 (06/01/2025)
- Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025? (06/01/2025)
- Những vấn đề pháp lý thúc đẩy kinh tế số trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á: Một số giải pháp và khuyến nghị (03/01/2025)
- Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á: Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một” (03/01/2025)
- Bà Huỳnh Thị Nga được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Cao su Chư Păh (03/01/2025)
- Cao su Việt Nam (GVR) được phê duyệt khu công nghiệp 360 ha tại Bình Dương (03/01/2025)
- Giá cao su hôm nay 3/1/2025: Giá cao su tăng - giảm trái chiều trên sàn SHFE, trong nước duy trì đà đi ngang (03/01/2025)
- Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là điểm sáng nổi bật về tăng trưởng kinh tế (02/01/2025)
- Mô hình nông lâm kết hợp trồng cao su tại Thái Lan (02/01/2025)