Hạ giá thành, tăng chất lượng sản phẩm 06/09/2014
TGĐ chỉ đạo các CTCS khu vực Đông Nam bộ phải hạ giá thành sản phẩm xuống còn khoảng 36 đến 37,5 triệu đồng/tấn. Trong ảnh: Chế biến cao su tại nhà máy Công ty CPCS Hòa Bình
TGĐ chỉ đạo, các công ty thành viên cố gắng phấn đấu khai thác hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2014; đẩy mạnh thu mua cao su tiểu điền để tăng doanh thu, lợi nhuận, đảm bảo việc làm và đời sống CNLĐ. Đặc biệt, TGĐ lưu ý trong điều kiện khó khăn hiện nay, các công ty cần phải cắt giảm thấp nhất những chi phí chưa cần thiết để hạ giá thành sản phẩm. Đồng thời, tích cực, chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu, cập nhật thông tin thị trường thường xuyên để ứng phó kịp thời.
Để giải quyết những khó khăn hiện nay về giá bán, thị trường tiêu thụ, giải pháp ngắn hạn từ nay đến cuối năm, lãnh đạo Tập đoàn đồng ý giảm giá một vài chủng loại sản phẩm theo hướng sát với giá thị trường, thay đổi công thức tính giá, đối với hợp đồng dài hạn. Trên cơ sở đó, các công ty đàm phán lại với khách hàng, chia sẻ một phần khó khăn. Mục đích đảm bảo hài hòa lợi ích giữa bên bán và mua, giữ mối quan hệ tốt với khách hàng truyền thống, thúc đẩy tiếp tục thực hiện hợp đồng…
Về tình hình tiêu thụ cao su khu vực Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung, hiện nay chủ yếu tập trung vào thị trường mậu biên và nội tiêu. Nhưng cả hai thị trường này đang chịu sự cạnh tranh của cao su tiểu điền và tư nhân ngày càng nhiều. Trong khi đó, quản lý thị trường tiểu ngạch của Trung Quốc ngày càng chặt chẽ, nhu cầu mậu biên có giới hạn và có xu hướng ép giá, chèn giá. Cộng với yếu tố giá cao su giảm sâu và nhanh tại thị trường mậu biên nên việc tiêu thụ cao su của hai khu vực nói trên rất khó khăn.
Theo TGĐ Trần Ngọc Thuận, để giảm thiểu rủi ro về giá và tồn kho lâu, phải có sự điều tiết về lượng hàng của các công ty khi đưa ra mậu biên. Chỉ nên đưa hàng ra khi đã có khách hàng hỏi mua và đặt cọc tiền hàng. Điều quan trọng nhất, các công ty cao su khu vực Tây Nguyên và miền Trung phải nâng cao chất lượng sản phẩm, chuẩn hóa sản phẩm, cấp chứng chỉ kiểm phẩm cho tất cả các chủng loại cao su để chào bán và tiêu thụ vào nhiều thị trường khác.
Tại cuộc họp, một số thành viên Hội đồng giá kiến nghị nên có nhãn mác cho cao su gia công tại các nhà máy chế biến công ty và cao su chế biến từ mủ thu mua tiểu điền. Nếu không có sự phân biệt rõ ràng thì cao su đại điền rất khó tiêu thụ do có sự chênh lệch về giá.
Anh Quân
- VPUB – Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chúc Tết tỉnh Điện Biên (07/01/2025)
- Dự báo kinh tế thế giới năm 2025 (06/01/2025)
- Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025? (06/01/2025)
- Những vấn đề pháp lý thúc đẩy kinh tế số trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á: Một số giải pháp và khuyến nghị (03/01/2025)
- Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á: Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một” (03/01/2025)
- Bà Huỳnh Thị Nga được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Cao su Chư Păh (03/01/2025)
- Cao su Việt Nam (GVR) được phê duyệt khu công nghiệp 360 ha tại Bình Dương (03/01/2025)
- Giá cao su hôm nay 3/1/2025: Giá cao su tăng - giảm trái chiều trên sàn SHFE, trong nước duy trì đà đi ngang (03/01/2025)
- Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là điểm sáng nổi bật về tăng trưởng kinh tế (02/01/2025)
- Mô hình nông lâm kết hợp trồng cao su tại Thái Lan (02/01/2025)