Malaysia: Các nhà sản xuất găng tay cao su hưởng lợi từ đại dịch Ebola 06/08/2014
Theo Hiệp hội Sản xuất Găng tay cao su Malaysia (Margma), các nhà sản xuất găng tay cao su Malaysia sẽ hưởng lợi từ đợt bộc phát dịch virus Ebola (EVD) ở Tây Phi khi mối lo ngại sự lây lan của virus này sẽ làm tăng nhu cầu găng tay y tế không chỉ tại các nước đang có dịch bệnh mà còn tại các nước có khả năng bị ảnh hưởng.
Chủ tịch Margma Lim Kwee Shyan cho biết, bất kỳ nhu cầu bất thường nào về găng tay cao su đều tốt cho ngành công nghiệp này. Ngành công nghiệp găng tay cao su đang có nhu cầu khá ổn định và bất kỳ nhu cầu bất thường nào sẽ chỉ có nghĩa rằng việc mặc cả sẽ giảm và công suất sẽ tăng.
Ông Lim Kwee Shyan cũng thừa nhận nhu cầu găng tay cao su đang tăng tại các nước chịu ảnh hưởng cùa dịch Ebola nhưng “số lượng chưa đáng kể”.
“Hiện Ebola mới chỉ diễn ra tại một số nước, nhưng nếu dịch này tiếp tục lan rộng và trở thành đại dịch, khi đó, nhu cầu găng tay y tế sẽ tăng rất mạnh”, ông Lim cho biết thêm, và cũng bày tỏ Margma tin rằng các nhà sản xuất găng tay cao su Malaysia có thể đáp ứng được bất kỳ sự gia tăng nào về nhu cầu do bộc phát dịch bệnh.
Các nhà sản xuất găng tay cao su Malaysia hiện cung cấp khoảng 60% sản lượng găng tay cao su thế giới, đứng đầu là Top Glove Corp Bhd, nhà sản xuất găng tay cao su lớn nhất thế giới.
Nhà phân tích Soong Wei Siang tại JF Apex Securities cho biết, sẽ rất khó để các nhà sản xuất ước tính nhu cầu găng tay cao su khi tính nghiêm trọng của dịch bệnh vẫn chưa rõ ràng.
Giá cổ phiếu của các công ty sản xuất găng tay cao su tiếp tục tăng, kể cả Hartalega Holdings Bhd, Top Glove và Supermax Corp Bhd, trong đó Top Glove hưởng lợi nhiều nhất nhờ công suất lớn nhất.
Tính đến 10h31 ngày 4/8, cổ phiếu của Top Glove tăng 11 sen ringgit (2,31%) lên 4,88 ringgit/cổ phiếu với 800.000 cổ phiếu được giao dịch, trong khi cổ phiếu của Supermax và Hartalega tăng tương ứng 10 sen ringgit (4,66%) lên 2,46 ringgit và 4 sen ringgit (0,75%) lên 6,7 ringgit.
Bộc phát dịch Ebola cũng sẽ khiến Top Glove tăng công suất từ 70-75% hiện tại lên 80-85%.
Thứ 6 tuần trước (1/8) Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thông báo kế hoạch đối phó Ebola trị giá 100 triệu USD như một phần trong chiến dịch quốc tế nhằm kiểm soát dịch bệnh. WHO dự định kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh virus này lây lan sang các nước láng giềng.
WHO hôm 31/7 cho biết kể từ tháng 3 đã có 1.323 ca mắc Ebola và 729 trường hợp tử vong tại ba quốc gia Guinea, Liberia và Sierra Leone. Tỷ lệ tử vong khoảng 55%.
- VPUB – Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chúc Tết tỉnh Điện Biên (07/01/2025)
- Dự báo kinh tế thế giới năm 2025 (06/01/2025)
- Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025? (06/01/2025)
- Những vấn đề pháp lý thúc đẩy kinh tế số trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á: Một số giải pháp và khuyến nghị (03/01/2025)
- Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á: Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một” (03/01/2025)
- Bà Huỳnh Thị Nga được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Cao su Chư Păh (03/01/2025)
- Cao su Việt Nam (GVR) được phê duyệt khu công nghiệp 360 ha tại Bình Dương (03/01/2025)
- Giá cao su hôm nay 3/1/2025: Giá cao su tăng - giảm trái chiều trên sàn SHFE, trong nước duy trì đà đi ngang (03/01/2025)
- Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là điểm sáng nổi bật về tăng trưởng kinh tế (02/01/2025)
- Mô hình nông lâm kết hợp trồng cao su tại Thái Lan (02/01/2025)