logo
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM

Thị trường Cao su: Tin ngày 25/06/2013 26/06/2013

Trên sàn giao dịch Thượng Hải, giá cao su thiên nhiên sau khi tăng phiên thứ 4 liên tiếp thì đã điều chỉnh giảm trong ngày 20/6. Xu hướng giảm tiếp tục được kéo dài sang đầu tuần này (24/6) do lo ngại nhu cầu Trung Quốc có thể suy giảm. Goldman Sachs hạ dự báo tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc xuống 7,4% trong năm 2013 từ mức 7,8%. Ngân hàng cũng cắt giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc năm 2014, xuống còn 7,7% từ mức 8,4%.

Chốt phiên giao dịch 25/06 trên sàn Thượng Hải giá cao su kỳ hạn tháng 7, tháng 8 và tháng 9 giảm lần lượt 390 NDT/tấn; 470 NDT/tấn và 595 NDT/tấn so với ngày 21/6 xuống mức 16.710 NDT/tấn, 16.800 NDT/tấn và 16.905 NDT/tấn. Giá tiếp tục giảm trong khi dự trữ vẫn ở mức cao. Đến ngày 21/6 dự trữ cao su tự nhiên tăng tuần thứ 3 thêm 48 tấn, lên 114.556 tấn, dựa vào điều tra 9 kho ngoại quan tại Sơn Đông, Vân Nam, Hải Nam và Thiên Tân Thượng Hải.

Cùng xu hướng trên sàn Tocom giá cao su kỳ hạn ngày 24/6 cũng điều chỉnh giảm trong ngày giao dịch đầu tuần này do chịu tác động bởi đà giảm mạnh trên sàn Thượng Hải. Do đó chốt phiên giao dịch 24/06 trên sàn Tocom giá cao su kỳ hạn tháng 9, tháng 10 và tháng 11 giảm lần lượt 4,2 yên/kg; 4,3 yên/kg và 4,7 yên/kg so với ngày 21/6 xuống mức 228,9 yên/kg; 230,3 yên/kg và 231,6 yên/kg. Các kỳ hạn gần có mức giảm nhẹ hơn, kỳ hạn tháng 6 giảm 1,9 yên/kg xuống mức 230,1 yên/kg.

Bảng giá cao su kỳ hạn trên sàn giao dịch Tocom trong tuần

 

Kỳ hạn tháng 6

Kỳ hạn tháng 7

Kỳ hạn tháng 8

Kỳ hạn tháng 9

Kỳ hạn tháng 10

19/06

229.9

232

233.3

234.3

236

20/06

229

232

232.3

234.3

236.1

21/06

232

232.8

232.8

233.1

234.6

24/06

230.1

228.9

229.1

228.9

230.3

Bảng giá cao su kỳ hạn trên sàn giao dịch Thượng Hải trong tuần

Ngày/Kỳ hạn

Tháng 6

Tháng 7

Tháng 8

Tháng 9

Tháng 10

18/06

17800

18010

18190

18275

18/06

19/06

17950

18130

18300

18460

19/06

20/06

17450

17600

17765

17885

20/06

21/06

17100

17270

17500

17595

21/06

24/06

16710

16800

16905

17000

24/06

Nguồn: Agromonitor tổng hợp

Giá mủ cao su tại thị trường Việt Nam vẫn giảm do nguồn cung vụ thu hoạch mới khá dồi dào

Theo Trung tâm Tin học và Thống kê (CIS), Bộ NN& PTNT, do nguồn cung vụ thu hoạch mới khá dồi dào nên giá cao su nguyên liệu tại vùng sản xuất vẫn đang trong xu thế giảm. Tại thị trường Việt Nam giá mủ tươi tại các địa phương ngày 25/6 dao động trong khoảng 278-282 đồng/độ giảm 12 đồng/độ so với ngày 24/6. Cùng xu hướng, cao su mủ đông (tạp chén) ngày 25/6 dao động ở mức 15.800-16.200 đồng/kg giảm 600 đồng/kg so với ngày trước đó. Tại Bình Phước, Tây Ninh giá cao su mủ đông cùng ngày ở mức 16.100 đồng/kg.

Trên thị trường cao su thành phẩm, giá cao su cũng điều chỉnh giảm trong ngày 25/6. Tại Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, giá cao su SVR3L ngày 25/6 ở mức 42.200 đồng/kg giảm 1.100 đồng/kg so với ngày 25/6. Tại Bình Phước, Tây Ninh giá RSS3 ngày 26/6 giảm 1.100 đồng/kg xuống mức 42.800 đồng/kg so với ngày trước đó.

Giá cao su tại thị trường Lâm Đồng, Bình Thuận trong tuần

Ngày

Mủ tươi (dạng

nước). đ/TSC

Mủ đông (tạp chén).

đ/Kg

SVR5. đồng/kg

SVR L. đồng/kg

25/06

380

16000

40600

40500

24/06

392

16600

41700

41500

21/06

384

16300

40400

40300

20/06

409

17400

43100

43000

19/06

407

17300

42900

42800

Nguồn: Agromonitor tổng hợp

Tham khảo giá cao su tại thị trường Bình Phước, Tây Ninh trong tuần

Ngày

Mủ tươi (dạng nước),

đ/TSC

Mủ đông (tạp chén),

đ/Kg

RSS1, đồng/kg

RSS3, đ/kg

25/06

381

16100

43600

42800

24/06

393

16700

44700

43900

21/06

385

16400

43400

42600

20/06

410

17500

46200

45500

19/06

408

17400

46100

45300

Nguồn: Agromonitor tổng hợp

Tại sàn giao dịch Malaysia, giá một số chủng loại cao su của Việt Nam tiếp tục giảm trong ngày 24/6 tiếp theo xu hướng giảm trong tuần trước. Giá cao su SVR CV và SVRL bán ra ngày 24/06 giảm 306 đồng/kg và 296 đồng/kg xuống mức 58.215 đồng/kg và 51.424 đồng/kg. Cùng chiều giá cao su SVR10 và SVR 20 bán ra trong ngày 24/6 cũng giảm lần lượt 92 đồng/kg xuống mức 46.346 đồng/kg và 46.213 đồng/kg.

Tham khảo giá cao su SVR (FOB) của Việt Nam giao dịch tại thị trường Malaysia

 

 

24/06

21/06

20/06

19/06

SVRCV

Giá mua vào

57,634

57,940

58,226

58,797

Giá bán ra

58,215

58,521

58,807

59,378

SVRL

Giá mua vào

50,914

51,200

51,597

52,128

Giá bán ra

51,424

51,720

52,118

52,648

SVR10

Giá mua vào

45,897

45,979

46,815

46,907

Giá bán ra

46,346

46,438

47,274

47,355

SVR20

Giá mua vào

45,765

45,856

46,693

46,774

Giá bán ra

46,213

46,305

47,141

47,233

Nguồn: Agromonitor tổng hợp

Giá cao su thiên nhiên trên thế giới sụt giảm mạnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến giá xuất khẩu cao su Việt Nam. Cụ thể trong 5 tháng đầu năm nay giá xuất khẩu cao su của nước ta đã giảm hơn 14,2% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn trung bình 2.592 USD/tấn. Đáng chú ý trong tháng 5 vừa qua giá xuất khẩu cao su đã tụt xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2010 đến nay, chỉ đạt bình quân 2.372 USD/tấn. Với mức giá này, so với tháng trước giảm 7,12% còn so với cùng kỳ năm ngoái giảm tới 24%.

Tại thị trường biên mậu trong tuần trước các doanh nghiệp Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng cao su hỗn hợp. Theo bộ Công Thương trong tuần trước cao su thiên nhiên xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc biến động nhẹ so với tuần trước đó. Tuy nhiên các đơn vị và tư thương thiếu hẳn tính ổn định trong giao dịch, lúc đẩy mạnh xuất hàng, lúc đột ngột găm hàng lại. Tuy vậy sản lượng giao dịch chung ở các cửa khẩu vẫn đạt trung bình 350 tấn/ngày, cao hơn 50 tấn so với sản lượng giao dịch trong tuần trước đó. Về giá xuất khẩu, tính đến ngày 20/6/2013 sản phẩm cao su sơ chế đóng khối SVR3L chất lượng 1 giữ ổn định ở mức 14.600 NDT/tấn, loại chất lượng 2 của tư thương cũng giữ ở mức 14.500 NDT/tấn. Tương tự tại cửa khẩu Cao Bằng và Lào Cai giá cũng không đổi. Theo dự báo tình hình thiếu ổn định về xuất nhập khẩu mặt hàng cao su thiên nhiên như hiện nay cả về sản lượng và giá sẽ kéo dài đến hết quý 2/2013, đến tháng 7 đầu quý 3 mới có khả năng diễn biến tích cực hơn.

Giữa lúc cao su sơ chế đóng bánh gặp khó khăn trong giao dịch một số phân xưởng chế biến cao su hỗn hợp ở khu vực thành phố cửa khẩu Móng Cái đã hoạt động để có sản phẩm xuất khẩu theo hệ mậu dịch chính ngạch. Do nguồn điện chưa đủ, chỉ có 3 trong số 9 phân xưởng có đủ điều kiện sản xuất cao su hỗn hợp đạt tiêu chuẩn. Trong tuần trước số sản phẩm xuất xưởng để xuất khẩu đạt 100 tấn/ngày, giá bình quân 15.800 NDT/tấn. Sản xuất cao su hỗn hợp hiện nay còn gặp khó khăn khác là thiếu chất phụ gia. Nhu cầu về sản phẩm này của các doanh nghiệp Trung Quốc hiện vào khoảng 500 tấn/ngày.

Trên kênh xuất khẩu, trong tháng 5/2013 xuất khẩu cao su tới hầu hết các thị trường đều tăng so với tháng trước. Trong đó xuất khẩu cao su tới thị trường Trung Quốc đạt 32,26 nghìn tấn, nếu so với cùng kỳ năm trước lại giảm 22,5% về lượng và 42,5% về trị giá. Xuất khẩu cao su tới thị trường Malaysia và Ấn Độ cũng tăng mạnh trong tháng vừa qua. Cụ thể: xuất khẩu cao su tới thị trường Malaysia tăng 2,3 lần cả về lượng lẫn trị giá so với tháng 4, đạt 17,02 nghìn tấn, trị giá 41,1 triệu USD. Trong khi đó, xuất khẩu cao su tới thị trường Ấn Độ đạt 4,7 nghìn tấn, trị giá 12,5 triệu USD, so với tháng 4 tăng 118% về lượng và 106,15% về trị giá.

Ngoài các thị trường trên, lượng cao su xuất khẩu tới các thị trường chủ chốt khác cũng tăng mạnh so với tháng trước, có thể kể tới như thị trường Đài Loan (+23,55%); Đức (+32,86%); Pakixtan (+135,29%); Brazil (+149,5%), đặc biệt Mỹ tăng tới 263,8%, Thổ Nhĩ Kỳ tăng 223,13%....

Còn tính chung 5 tháng đầu năm 2013, trong số 10 thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của nước ta, có 5 thị trường có khối lượng xuất khẩu tăng và có 5 thị trường giảm. Trong đó lượng cao su xuất khẩu tới thị trường Trung Quốc giảm mạnh 21,78% (đạt 147,7 nghìn tấn); Hàn Quốc và Đài Loan giảm 225,88%, Thổ Nhỹ Kỳ và Nhật Bản giảm 3% và 8,67%. Trái lại, lượng cao su xuất khẩu tới Tây Ban Nha tăng 5,2%, Nhật Bản tăng 8%, Mỹ và Đức tăng hơn 19%, còn lại Malaysia tăng 10%.

Nguồn: Agromonitor

ĐƠN VỊ TÀI TRỢ
ĐƠN VỊ TÀI TRỢ