logo
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM

Phát triển trồng cao su, hướng đột phá trong công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện Tây Giang 25/06/2013

địa hình đồi núi phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, cơ sơ vật chất, hạ tầng kỹ thuật còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội chung của huyện. Bên cạnh đó, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chậm, sản xuất với quy mô nhỏ lẽ, việc tìm kiếm đầu ra cho sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Năm 2009, được sự thống nhất của Ban Thường vụ Huyện uỷ, UBND huyện, Công ty TNHH MTV Cao su Nam Giang đã triển khai khảo sát và tiến hành trồng cao su tại 06 xã vùng thấp của huyện Tây Giang.

Qua đó, công tác quy hoạch trồng cao su được đặt lên hàng đầu, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các ngành liên quan và UBND các xã trong vùng dự án phối hợp với Công ty TNHH MTV cao su Nam Giang hoàn thành các thủ tục, hồ sơ về quy hoạch trồng cao su, báo cáo tác động môi trường và các thủ tục liên quan khác, công tác lập Bản đồ chuyển đổi mục đích sử dụng đất, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời, cho phép nông trường cao su Tây Giang phối hợp với chính quyền địa phương vận động nhân dân hưởng ứng, tự nguyện giao diện tích đất rẫy lâu năm, đất sản xuất kém hiệu quả để trồng cao su.

 

Song song với việc quy hoạch trồng cao su, Công ty TNHH MTV Cao su Nam Giang-Quảng Nam tiến hành công tác hỗ trợ về đất, hoa màu đối với đất sản xuất kém hiệu quả để tiến hành trồng cao su, tính đến thời điểm tháng 6/2013 Nông trường Cao su Tây Giang đã trồng được 1.369,75 ha/6 xã. Dự kiến đến cuối năm 2013 tổng diện tích cao su trồng tại huyện là 2000,17 ha. Trên cơ sở 1.369,75 ha cao su đã trồng, Nông trường Cao su Tây Giang đã phối hợp với UBND các xã giao khoán cho 983 hộ dân chăm sóc, bảo vệ, sau này thu hoạch mủ lâu dài trong vùng dự án, nhằm tạo công ăn việc làm ổn định, lâu dài cho các hộ dân đã đưa đất rẫy vào trồng cao su.

Nhìn chung, qua hơn 4 năm triển khai trồng cao su trên địa bàn huyện bước đầu có thể nhận thấy cây cao su đang sinh trưởng và phát triển tốt, tương đương với các vùng có truyền thống trồng cây cao su. Đối với vườn cây cao su trồng từ năm 2009 đến nay đã cao khoảng 3 - 5m, đường kính gốc 6-7 cm.

Việc trồng và chăm sóc cây cao su, mở rộng diện tích chủ yếu bằng phương pháp thủ công nên nhu cầu lao động là rất lớn. Tổng số lao động tham gia vào quản lý, trồng và chăm sóc cao su đến thời điểm 31/12/2012 là 1.025 người tăng 453 người so với năm 2011. Số tiền đã chi vào dự án trồng mới cao su trên địa bàn huyện Tây Giang đến thời điểm hiện tại là trên 95 tỷ đồng, trong đó tiền công lao động đã chi cho các hộ dân và người lao động để thực hiện các khâu công việc trồng mới và chăm sóc cây cao su là trên 37 tỷ đồng. Thu nhập từ tiền công lao động bình quân các hộ tham gia trồng cao su trong năm 2011 là 916.000 đồng/tháng, năm 2012 là 1.900.000 đồng/tháng. Bên cạnh đó, người dân được hưởng chi phí hỗ trợ đất rẫy ban đầu là 1.500.000đ/ha đối với đất rẩy chưa phát thực bì và 4.500.000 đ/ha đối với đất rẩy đã phát sạch thực bì. Ngoài thu nhập từ việc trồng mới, chăm sóc cao su, các hộ dân còn được trồng xen các loại cây nông nghiệp trong vườn cao su như: Gừng, nghệ, bắp, thơm,… cách cây cao su mỗi bên 1.5 mét, nhằm tận dụng quỹ đất, tăng thêm thu nhập.

Bên cạnh việc trồng mới diện tích cây cao su, công ty cao su đã đầu tư xây dựng các ngầm tạm, sữa chữa và mở các tuyến đường liên lô vào khu vực phát triển cao su, đến nay đã hoàn thành 16,5 km đường liên lô. Trong năm 2012 đã đưa vào sử dụng công trình cầu bê tông cốt thép dài 24 mét và đường giao thông nông thôn nối từ UBND xã đến thôn Axoò, xã Anông(ĐBP Anông) với tổng giá trị đầu tư là 8 tỷ đồng.

Dự án trồng cao su trên địa bàn huyện đã sử dụng, kết hợp tốt các nguồn lực: Vốn của nhà nước, giải quyết nguồn lao động và khai thác tiền năng đất đai tại địa phương. Qua đó, đã tác động sâu sắc đến các mặt kinh tế-xã hội, góp phần tích cực trong công tác xóa đói, giảm nghèo và công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Việc trồng cây cao su nhằm thay thế cho những loại cây trồng có giá trị kinh tế thấp, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, từng bước hiện đại hóa nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Khai thác được tiềm năng đất đai và lao động tại địa phương, phủ xanh đất trống, đồi trọc, tạo việc làm vững chắc cho lực lượng lao động nông thôn, hạn chế việc phá rừng làm nương rẫy. Tạo điều kiện thuận lợi để mở mang các ngành nghề dịch vụ mới tại địa phương và nâng cao chất lượng giáo dục thông qua thu nhập của người dân. Quá trình phát triển trồng mới cây cao su, công ty đầu tư làm đường giao thông vào vườn cao su đã giúp cho người dân đi lại sản xuất được thuận tiện hơn, rút ngắn thời gian đi lên rẫy, nâng cao năng suất lao động.

Tuy nhiên, việc phát triển cao su trên địa bàn huyện củng nảy sinh một số vấn đề cần quan tâm giải quyết, đó là: Trình độ dân trí của người dân thấp, chưa quen với công tác trồng và chăm sóc cao su. Tập quán chăn nuôi thả rông gia súc, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của vườn cây cao su. Quỹ đất trồng cao su phân bố không đồng đều, một số hộ có đất lại không có lao động, trong khi đó số hộ có lao động lại không có đất để trồng cao su. Một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đến việc trồng cây cao su, chưa có sự phối hợp với Công ty cao su, đặt biệt trong công tác vận động nhân dân trồng và chăm sóc cao su. Công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất giữa Công ty và người dân gặp nhiều khó khăn do chưa thống nhất phương thức ăn chia lợi nhuận trong khai thác mũ cao su sau này.

Để thực hiện tốt công tác phát triển cây cao su trên địa bàn huyện, trong thời gian đến, các cấp, các ngành, các địa phương cần tiếp tục phối hợp Công ty TNHH MTV cao su Nam Giang đẩy nhanh tiến độ trồng cao su tại 06 xã vùng thấp, tạo việc làm và tăng thu nhập ổn định cho người dân, góp phần xoá đói, giảm nghèo. Vận động nhân dân quản lý bảo vệ chăm sóc tốt 1.369,75 ha cao su đã trồng trên địa bàn 06 xã vùng thấp và tập trung trồng mới mỗi năm khoảng 500-700 ha, phấn đấu đến năm 2015 hoàn thành dự án trồng mới 2.528 ha cây cao su theo quy hoạch. Làm việc với Công ty TNHH MTV cao su Nam Giang để thỏa thuận địa điểm và xúc tiến xây dựng nhà máy chế biến mũ cao su trên địa bàn huyện, đảm bảo cho việc khai thác mũ cao su, giải quyết nguồn lao động tại địa phương. Tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn về kỹ thuật chăm sóc và cạo mũ cao su cho nhân dân. Tập trung tháo gỡ những vướng mắc trong việc rà soát, chuyển đổi, giao nhận khoán, tạo điều kiện cho Nông trường trồng và phát triển cây cao su trên địa bàn huyện.

          Phối hợp với Công ty TNHH MTV Cao su Nam Giang tiếp tục kiểm tra, rà soát diện tích đất rừng tại các xã vùng thấp, đảm bảo điều kiện phát triển trồng cao su, tổng hợp, đề nghị cấp có thẩm quyền xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất; đồng thời, đề nghị bổ sung vào quy hoạch phát triển cây cao su.  Thành lập các Tổ, Đội quản lý bảo vệ cây cao su, đặc biệt là công tác phòng cháy, chữa cháy vườn cây cao su tại các xã. Cũng cố Ban Chỉ đạo thúc đẩy trồng cao su trên địa bàn huyện, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để tuyên truyền, vận động và nắm bắt tình hình triển khai trồng cao su trên địa bàn mình phụ trách, đồng thời tham mưu UBND huyện trong việc phát triển cao su trên địa bàn huyện.


Hồ Đắc Vinh, Phó Phòng NN&PTNT Tây Giang

http://www.nongthonmoi.net

ĐƠN VỊ TÀI TRỢ
ĐƠN VỊ TÀI TRỢ