logo
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM

3 trường hợp công chức, viên chức được "biên chế suốt đời" 27/08/2024

 


Vẫn có 3 trường hợp được hưởng biên chế suốt đời (Ảnh minh họa)

 

Luật Viên chức sửa đổi 2019 đã bỏ quy định liên quan đến "biên chế suốt đời", tuy nhiên, vẫn có 3 trường hợp được hưởng "biên chế suốt đời".

 

"Biên chế suốt đời" là cách gọi để chỉ những vị trí công việc phục vụ lâu dài, ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, được hưởng các chế độ về lương, phụ cấp theo quy định.

 

Theo Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 thì viên chức được tuyển dụng từ ngày 1/7/2020 trở đi sẽ phải ký hợp đồng xác định thời hạn.

 

Như vậy, có nghĩa từ ngày 1/7/2020 trở đi, những người được tuyển dụng mới phải ký hợp đồng xác định thời hạn, tức là không còn được hưởng biên chế suốt đời.

 

Tuy nhiên, theo Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 thì vẫn có một số trường hợp được hưởng "biên chế suốt đời". Theo đó, hợp đồng làm việc không xác định thời hạn (tức biên chế suốt đời) được áp dụng với 3 trường hợp.

 

Cụ thể:

 

Trường hợp thứ nhất là viên chức được tuyển dụng trước ngày 1/7/2020;

 

Trường hợp thứ hai là cán bộ, công chức chuyển thành viên chức;

 

Trường hợp thứ ba là người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

 

Đối với các chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật do cấp trên của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm

 

Ngoài ra, Điều 26 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định nội dung của hợp đồng làm việc gồm: Tên, địa chỉ của đơn vị sự nghiệp công lập và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;

 

Họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người được tuyển dụng. Trường hợp người được tuyển dụng là người dưới 18 tuổi thì phải có họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người đại diện theo pháp luật của người được tuyển dụng;

 

Công việc hoặc nhiệm vụ, vị trí việc làm và địa điểm làm việc; Quyền và nghĩa vụ của các bên; Loại hợp đồng, thời hạn và điều kiện chấm dứt của hợp đồng làm việc; Tiền lương, tiền thưởng và chế độ đãi ngộ khác (nếu có);

 

Nội dung của hợp đồng làm việc còn gồm thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi; Chế độ tập sự (nếu có); Điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan đến bảo hộ lao động; Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; Hiệu lực của hợp đồng làm việc;

 

Các cam kết khác gắn với tính chất, đặc điểm của ngành, lĩnh vực và điều kiện đặc thù của đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không trái với quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

 

Điều 26 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 cũng quy định, hợp đồng làm việc được ký kết bằng văn bản giữa người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập với người được tuyển dụng làm viên chức và được lập thành 3 bản, trong đó 1 bản giao cho viên chức.

 

Đối với các chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật do cấp trên của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm thì trước khi ký kết hợp đồng làm việc phải được sự đồng ý của cấp đó.

 

Điều 25 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019: Các loại hợp đồng làm việc

 

1. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.

 

Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày 1/7/2020, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c, khoản 2 Điều này.

 

2. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

 

a) Viên chức được tuyển dụng trước ngày 1/7/2020;

 

b) Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 của Luật này;

 

c) Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

 

https://vtv.vn/kinh-te/3-truong-hop-cong-chuc-vien-chuc-duoc-bien-che-suot-doi-20240826092925656.htm

ĐƠN VỊ TÀI TRỢ
ĐƠN VỊ TÀI TRỢ