Hội nghị Nông nghiệp lần 3 năm 2013: Chú trọng năng suất và hiệu quả 18/06/2013
Bên cạnh các chuyên đề, hội nghị sẽ có các báo cáo đi sâu phân tích đánh giá từng khu vực cụ thể: Khu vực Đông Nam Bộ; Khu vực Tây Nguyên; Khu vực Campuchia và các đơn vị có cao su trên đất rừng khộp tại Tây Nguyên (Chư Sê, Chư Prông, Chư Păh), tại Lào (Tp.HCM, Quasa); Khu vực DHMT và Lào, Khu vực miền núi phía Bắc.
Qua đó, hội nghị sẽ tổng kết bổ sung cho quy trình kỹ thuật, nhất là các vấn đề phát sinh khi triển khai trồng cao su trên đất rừng khộp và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp của VRG. Ông Hà Văn Khương - Phó Ban Quản lý Kỹ thuật VRG, cho biết: “Hội nghị sắp tới sẽ đánh giá chung những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý kỹ thuật nông nghiệp (TC-TM, chăm sóc KTCB, khai thác, phòng trừ bệnh hại…) năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013”.
Hội nghị sẽ có những báo cáo chuyên đề như:
Công tác giống: Báo cáo công tác quản lý và sử dụng giống tại đơn vị, việc chuyển đổi theo cơ cấu giống mới trong vườn nhân và triển khai trồng ngoài lô về quy mô. Diện tích vườn so sánh giống tại đơn vị, các giống ưu việt tại đơn vị trên vườn KTCB và khai thác; kế hoạch trong công tác giống thời gian tới. Những tồn tại và khó khăn của đơn vị trong thực hiện công tác quản lý giống, thực hiện cơ cấu giống và đề xuất.
Tái canh, trồng mới, trồng dặm: Số liệu, diện tích trồng, thời vụ trồng, phương pháp trồng. Khả năng thực hiện kế hoạch TC-TM 2013. Tiến độ triển khai bầu Mucuna Bracteata chuẩn bị trồng xen canh 2013. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến công tác TC-TM, trồng dặm của đơn vị trong năm 2012 và đầu năm 2013, tồn tại và hướng khắc phục. Báo cáo về việc thực hiện việc phân hạng đất.
Công tác chăm sóc cao su KTCB: Các số liệu về vườn cây, diện tích xen thảm phủ họ đậu, diện tích hố tích mùn, diện tích vườn cây rút ngắn thời gian KTCB, diện tích vườn cây KTCB kéo dài. Đánh giá chất lượng vườn cây KTCB và công tác quản lý chăm sóc, nêu những tồn tại và định hướng giải pháp kỹ thuật như: đầu tư thâm canh vườn cây, hạn chế những thiệt hại do tác động biến đổi thời tiết (như: rét hại, hạn hán kéo dài...).
Công tác khai thác mủ và quản lý vườn cây kinh doanh: Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch sản lượng mủ năm 2012 và quí I+II/2013, dự báo cho năm 2013. Diện tích - năng suất các năm cạo của vườn khai thác trong 12 năm từ 2002-2013 (KH) có phân tích theo mật độ và sử dụng kích thích khí gas. Diện tích thanh lý: có quyết định thanh lý, trong đó: đã cưa cắt - tái canh, thanh lý chuyển mục đích, chưa cưa cắt - tiếp tục cạo tận thu - cạo hủy; thanh lý gối vụ… Đánh giá công tác chăm sóc quản lý vườn cây, những khó khăn và định hướng giải pháp thời gian tới. Vấn đề cây khô miệng cạo, cây khô nứt vỏ Botryodiploidia, bệnh phấn trắng, bệnh Corynespora trên vườn cây khai thác. Những khó khăn trong xử lý, định hướng giải pháp và các ý kiến đề xuất Tập đoàn. Quy mô và hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật mới đang được áp dụng trên vườn cây khai thác tại đơn vị. Bài học kinh nghiệm từ các nông trường và công ty đạt 2 tấn (đối với khu vực MĐNB) và đạt 1,8 tấn (đối với khu vực Tây Nguyên-DHMT).
Công tác bảo vệ thực vật (BVTV), tổng kết công tác phun phòng bệnh phấn trắng, Corynespora trên vườn khai thác: Số liệu, báo cáo một số bệnh hại như bệnh nứt vỏ Botryodiploidia, Corynespora, phấn trắng, và một số bệnh khác. Đánh giá việc thực hiện công tác BVTV tại đơn vị, hiệu quả của các biện pháp phòng trị. Những tồn tại, khó khăn trong thực hiện công tác BVTV và đề xuất. Tổng kết công tác phun phòng trị bệnh phấn trắng (hoặc Corynespora), phun phân qua lá trên vườn cây khai thác (các đơn vị khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ).
Thiệt hại do thiên tai: Số liệu thiệt hại do thiên tai, thời tiết (gió bão, lốc xoáy, hạn hán kéo dài, rét hại), báo cáo kết quả khắc phục.
Báo cáo một số khảo nghiệm trên vườn cây và công tác khoa học: Báo cáo kết quả trồng thảm phủ Mucuna Brateata: Đánh giá kết quả về khối lượng chất xanh so với thảm phủ khác; khả năng chịu hạn qua mùa khô, khả năng tồn tại dưới vườn cao su khép tán; đánh giá tình hình sinh trưởng, tác động của thảm đến vườn cây cao su; khả năng nhân giống vô tính (giâm cành) và định hướng của đơn vị trong việc phát triển trong thời gian tới. Kết quả việc thực hiện các đề tài/dự án, các khảo nghiệm tại đơn vị. Định hướng các vấn đề cần tìm hiểu, nghiên cứu khảo nghiệm trong thời gian tới và ý kiến đề xuất với Tập đoàn.
Ngọc Cẩm
Nguồn: Tạp chí cao su Việt Nam
- VPUB – Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chúc Tết tỉnh Điện Biên (07/01/2025)
- Dự báo kinh tế thế giới năm 2025 (06/01/2025)
- Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025? (06/01/2025)
- Những vấn đề pháp lý thúc đẩy kinh tế số trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á: Một số giải pháp và khuyến nghị (03/01/2025)
- Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á: Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một” (03/01/2025)
- Bà Huỳnh Thị Nga được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Cao su Chư Păh (03/01/2025)
- Cao su Việt Nam (GVR) được phê duyệt khu công nghiệp 360 ha tại Bình Dương (03/01/2025)
- Giá cao su hôm nay 3/1/2025: Giá cao su tăng - giảm trái chiều trên sàn SHFE, trong nước duy trì đà đi ngang (03/01/2025)
- Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là điểm sáng nổi bật về tăng trưởng kinh tế (02/01/2025)
- Mô hình nông lâm kết hợp trồng cao su tại Thái Lan (02/01/2025)