“Dân sẽ lại trồng cao su thôi!” 31/10/2013
|
TS. Nguyễn Văn Chinh - Viện trưởng Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp |
Gần đây nhất như cà phê chè ở Quảng Bình, Hà Tĩnh, Thừa Thiên- Huế, cây dứa gắn với một số NM chế biến ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa đến nay cũng thất sủng. Duy có lẽ chỉ có trồng rừng là còn trụ lại được, nhưng với thu nhập mỗi ha trên dưới 10 triệu đồng/năm, dân không thể làm giàu nhờ rừng...
Đến nay, đứng về phía cơ quan quy hoạch nông nghiệp, tôi thấy ở miền Trung chỗ nào trồng được cây gì cũng đã trồng, và bức tranh quy hoạch nhìn chung đã cân đối và ổn định.
Cụ thể, một số loại cây trồng còn trụ lại ở miền Trung hiện nay như: diện tích hồ tiêu hiện khoảng 3,4 nghìn ha tập trung ở Quảng Trị và Quảng Bình; diện tích cà phê khoảng 6,4 nghìn ha tập trung ở Quảng Trị; diện tích cam khoảng 6,1 nghìn ha tập trung ở Nghệ An, Hà Tĩnh; diện tích bưởi khoảng 4,6 nghìn ha tập trung ở Hà Tĩnh; diện tích chè khoảng 8,3 nghìn ha tập trung chủ yếu ở vùng Thanh Chương, Anh Sơn (Nghệ An) và các vùng mía nguyên liệu còn giữ được tập trung tại Nông Cống, Thạch Thành, Thọ Xuân (Thanh Hóa)...
Tất cả những loại cây trồng trên, cũng đều phân bố rất manh mún, chưa thể nói là thành vùng SX hàng hóa thực sự, chưa giúp dân làm giàu, và hiện cũng đã cơ bản “hết đất trồng”, không còn nơi nào có thể cựa quậy để quy hoạch thêm được nữa.
Nhìn vào bản đồ nông nghiệp miền Trung, chỉ có mỗi cây cao su với diện tích hơn 80 nghìn ha là hình thành được vùng SX tập trung. Đi dọc miền Trung, khu vực nào thấy nhà cao tầng đẹp nhất, đó chỉ có là vùng trồng cao su. Điều này cho thấy vì sao dân lại mặn mà với cây cao su như thế.
Tôi đồ rằng, dù bão gây thiệt hại nặng thế nào đi nữa, dân họ lại vẫn sẽ trồng cao su. Vấn đề hiện nay, đó là cần điều chỉnh phát triển cây cao su ở vùng này ra sao mà thôi.
Về quy hoạch, tôi cho rằng quy hoạch diện tích 80 nghìn ha cao su ở miền Trung là đã ổn định và “kịch kim” rồi, không thể, và không nên mở rộng thêm diện tích nữa. Việc phát triển cao su miền Trung, chỉ có thể bám vào các vùng ven trục đường Hồ Chí Minh ở phía tây.
Đối với các vùng ven biển như Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Vĩnh Linh (Quảng Trị), nên kiên quyết nói không với cây cao su. Thay vào đó, phương án trồng cỏ, nuôi bò thịt cũng là một giải pháp mà tôi cho là khả thi hơn cả. Các vùng gò đồi bán sơn địa ven phía tây miền Trung trồng cao su nhiều rủi ro, đất đai ở đó hoàn toàn có thể trồng được cỏ để phát triển đàn bò, chứ không phải hoàn toàn cằn cỗi.
Về giải pháp kỹ thuật trồng cao su, tôi không hiểu sâu nhưng qua tham quan tại Malaysia – nơi có điều kiện thời tiết nhiều bão như miền Trung, tôi thấy họ trồng cao su rất dày, lên tới 800 cây/ha để hạn chế tác động gió bão thay vì 450 – 500 cây/ha như ở ta.
Đồng thời, họ rút ngắn chu kỳ khai thác, thay vì 25 – 30 năm xuống chỉ còn 20 năm để đẩy nhanh thời gian quay vòng nhằm né bão lớn và bán gỗ thanh lý. Đó cũng có thể là một giải pháp mà chúng ta nên tham khảo.
(*): Tác giả hiện là Viện trưởng Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp
TS. Nguyễn Văn Chinh
- VPUB – Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chúc Tết tỉnh Điện Biên (07/01/2025)
- Dự báo kinh tế thế giới năm 2025 (06/01/2025)
- Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025? (06/01/2025)
- Những vấn đề pháp lý thúc đẩy kinh tế số trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á: Một số giải pháp và khuyến nghị (03/01/2025)
- Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á: Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một” (03/01/2025)
- Bà Huỳnh Thị Nga được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Cao su Chư Păh (03/01/2025)
- Cao su Việt Nam (GVR) được phê duyệt khu công nghiệp 360 ha tại Bình Dương (03/01/2025)
- Giá cao su hôm nay 3/1/2025: Giá cao su tăng - giảm trái chiều trên sàn SHFE, trong nước duy trì đà đi ngang (03/01/2025)
- Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là điểm sáng nổi bật về tăng trưởng kinh tế (02/01/2025)
- Mô hình nông lâm kết hợp trồng cao su tại Thái Lan (02/01/2025)