logo
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM

Những chuyển biến mới của ngành cao su Thái Lan 05/04/2017

Sản xuất cao su Thái Lan đang đối phó với 3 diễn biến chính trong ngành cao su: (1) Giá cao su thoát đáy trong năm 2016, với giá mủ tờ cao su xông khói (RSS3) tăng cùng với giá dầu thô; (2) Các nhà cung cấp cao su tại các nước CLMV – gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam nâng cao vị thế trước sự thống trị của các nhà cung cấp Thái Lan đang suy yếu; và (3) Quyền mặc cả tăng lên với các công ty sản xuất lốp xe sau khi Sinochem thâu tóm một số công ty cao su, qua đó tăng tính tập trung của thị trường vào tay một số người chơi lớn.

Ngành cao su Thái Lan đã phải chật vật đối phó với tình trạng giá giảm trong giai đonạ 2014-2016. Năm 2017, ngành cao su Thái Lan có những bước chuyển biến lớn như trên. Đầu tiên, giá cao su được dự báo tăng trong năm 2017 cùng với sự phục hồi của giá dầu thô và nguồn cung giảm sau các đợt lũ tại miền Nam Thái Lan, giúp kết thúc khuynh hướng giảm giá trên thị trường cao su. Giá cao su chính thức thoát đáy trong năm 2016.

Giá cao su RSS3 duy trì ở mức thấp trong suốt giai đoạn 2014 – 2016, với giá trung bình đạt 55 – 57 Baht/kg. Năm 2017, giá cao su RSS3 trung bình được dự báo tăng lên mức trên 60 Baht/kg. Yếu tố chi phối lớn nhất là sự phục hồi giá dầu thô toàn cầu, được dự báo tăng từ mức thấp 37 USD/thùng hồi đầu năm 2016 lên 50 – 55 USD/thùng trong năm nay. Giá dầu thô tăng do quyết định cắt giảm sản xuất của OPEC và sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là nền kinh tế Mỹ. Ngoài ra, lũ lụt tại các tỉnh miền Nam Thái Lan vào cuối tháng 12/2016 đến tháng 1/2017

EIC cho rằng sản lượng cao su tự nhiên Thái Lan năm 2017 sẽ đạt 4,3 triệu tấn, giảm 3% so với năm 2016. Sản lượng giảm, cộng với sản lượng cao su toàn cầu giảm trong 2 năm qua do điều kiện thời tiết bất lợi đẩy dự trữ cao su toàn cầu năm 2017 sẽ giảm 7,1% xuống còn 2,6 triệu tấn. Hai yếu tố này cộng với giá tăng, phát đi tín hiệu kết thúc khuynh hướng giá giảm. EIC dự báo giá cao su trung bình năm 2017 là 72,5 – 77,5 Baht/kg, với khuynh hướng giá giảm dần trong nửa cuối năm 2017 sau khi cây cao su kết thúc giai đoạn trút lá và hoạt động sản xuất quay trở lại bình thường.

Tuy nhiên, giá cao su sẽ không tăng mạnh trong trung hạn xét đến dự báo giá dầu thô chỉ tăng nhẹ. Nguồn cung cao su tăng cũng sẽ gây áp lực giảm lên giá cao su trong trung hạn. Mặc dù sự phục hồi giá dầu thô đóng góp vào tăng giá cao su trong năm 2017, tiềm năng nguồn cung từ các nhà sản xuất dầu đá phiến tại Mỹ, EIC dự báo giá dầu thô sẽ dao động trong khoảng 60 – 70 USD/thùng trong trung hạn, kìm hãn đà tăng giá cao su tương lai. Hơn nữa, nguồn cung cao su được dự báo tăng với dự trữ cao su toàn cầu sẽ bắt đầu tích lũy tăng trở lại trong năm 2018.

Diễn biến quan trọng thứ hai là vị thế suy yếu của các nhà cung cấp cao su Thái Lan trên thị trường toàn cầu, trong khi các nhà cung cấp từ các nước CLMV lại tăng hoạt động sản xuất. Sự mở rộng liên tục diện tích trồng cao su tại các nước CLMV trong giai đoạn 2006 – 2018 sẽ tác động lớn tới sự tăng sản lượng cao su tại các nước này trong giai đoạn 2013 – 2025. Tập đoàn nghiên cứu cao su quốc tế (IRSG) dự báo sản xuất cao su tại các nước CLMV sẽ tăng từ 1,4 triệu tấn trong năm 2015 lên 3,2 triệu tấn trong năm 2025. Tăng sản lượng sẽ đưa thị phần của CLMV trong sản xuất cao su toàn cầu tăng từ 11% trong năm 2015 lên 18% vào năm 2025. Đồng thời, tỷ trọng sản xuất cao su của Thái Lan sẽ giảm từ 34% trong tổng sản xuất cao su toàn cầu xuống còn 25% trong năm 2025. Sự thay đổi này là do nông dân Thái Lan chuyển đổi sản xuất sang các cây trồng khác như dầu cọ, mang lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Hơn nữa, ngành cao su Thái Lan cũng sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh so với các nước CLMV do chi phí lao động rẻ hơn.

Theo Thailand Business News

https://gappingworld.wordpress.com/category/tin-nganh-hang/cao-su/

ĐƠN VỊ TÀI TRỢ
ĐƠN VỊ TÀI TRỢ