Dầu thô Mỹ giảm nhẹ xuống 53 USD sau khi kho dự trữ lên mức kỷ lục 16/02/2017
Tuy nhiên các giao dịch lỗ được giới hạn bởi bằng chứng OPEC và các nước sản xuất dầu khác đều đang tuân theo quy định cắt giảm sản lượng.
Đồng USD yếu đi cũng đồng thời giúp hỗ trợ mặt hàng tính bằng đồng bạc xanh này.
Dự trữ dầu thô của Mỹ tăng lên mức 9,5 triệu thùng vào tuần trước. Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ EIA nói con số này cao gấp gần 3 lần dự báo, nhưng cũng xác nhận một bản báo cáo của nhóm giao dịch hôm thứ 3 về một lượng dự trữ lớn hơn mong đợi.
Lượng dầu thô tồn kho của Mỹ đạt đỉnh 518,12 triệu thùng, trong khi ga cũng đạt kỷ lục, tăng 2,8 triệu lên mức 259,1 triệu thùng, theo EIA.
Dầu thô Mỹ chốt giá 53,11 USD, giảm 9 xen. Dầu Brent giảm 24 cent xuống 55,73 USD vào lúc 2:33 p.m. ET (19:33 GMT).
Giá ga tăng 0,1% lên mức 1.548 USD 1 ga-lông sau khi đã giảm 0.8%.
“Mỹ chứng kiến một tuần nữa dự trữ nhiên liệu cao hơn dự kiến, tuy nhiên vẫn thấp hơn tuần trước nên đã giúp giá cả phục hồi đôi chút”, Abhishek Kumar, chuyên gia năng lượng cao cấp của Interfax Energy's Global Gas Analytics, London, cho biết.
Lượng ga tồn kho đã tăng 10% kể từ cuối năm 2016, số liệu của EIA cho thấy. Tuần trước, dự trữ nhiên liệu này tăng lên mức kỷ lục 259 triệu thùng.
Các nhà đầu tư vượt qua tin này một cách dễ dàng vì việc bảo dưỡng nhà máy tinh chế phần lớn đã giải thích việc ứ đọng dầu thô trong khi nhu cầu cho ga ít đi có lẽ vì thời tiết, Helima Croft, Giám đốc chiến lược hàng hóa toàn cầu của RBC Capital Markets, nói.
“Người ta không quá lo lắng về việc có điểm yếu cấu trúc nào trong cầu”, bà trả lời CNBC.
Sự giảm nhập khẩu dầu thô và lượng nhiên liệu chưng cất dự trữ cũng phần nào ảnh hưởng đến số liệu, theo John Kilduff, đối tác sáng lập của quỹ đầu cơ nhiên liệu Again Capital.
“Tuy vậy, báo cáo cho thấy có khuynh hướng xuống giá, với lượng dầu khô tồn kho đạt mức kỷ lục. OPEC có hẳn một đại dương để khai thác, chứ không phải chỉ là một đầm lầy”.
Để nâng giá dầu, OPEC và các nước sản xuất khác như Nga đã quyết định cắt giảm sản lượng khai thác 1,8 triệu thùng trong nửa đầu năm 2017.
Trong tháng 1, OPEC đã tuân theo thỏa thuận khoảng hơn 90% với việc kìm sản lượng, theo ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA và số liệu lấy từ trụ sở chính của OPEC.
Tuy nhiên, một báo cáo của BMI Researchcho biết mức độ tuân thủ của Iraq, nhà sản xuất lớn thứ 2 trong OPEC, chỉ là 40% và điều này “có thể là vấn đề với mức liên kết của tổ chức”.
Nga và các nước sản xuất khác ngoài OPEC cũng đưa ra lượng cắt giảm ít hơn. Bộ trưởng dầu khí của Oman (một trong những nước ngoài OPEC tham gia thỏa thuận) cho biết ông kỳ vọng việc tuân thủ sẽ được cải thiện.
http://ndh.vn/dau-tho-my-giam-nhe-xuong-53-usd-sau-khi-kho-du-tru-len-muc-ky-luc-20170216075221546p150c169.news
- VPUB – Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chúc Tết tỉnh Điện Biên (07/01/2025)
- Dự báo kinh tế thế giới năm 2025 (06/01/2025)
- Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025? (06/01/2025)
- Những vấn đề pháp lý thúc đẩy kinh tế số trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á: Một số giải pháp và khuyến nghị (03/01/2025)
- Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á: Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một” (03/01/2025)
- Bà Huỳnh Thị Nga được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Cao su Chư Păh (03/01/2025)
- Cao su Việt Nam (GVR) được phê duyệt khu công nghiệp 360 ha tại Bình Dương (03/01/2025)
- Giá cao su hôm nay 3/1/2025: Giá cao su tăng - giảm trái chiều trên sàn SHFE, trong nước duy trì đà đi ngang (03/01/2025)
- Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là điểm sáng nổi bật về tăng trưởng kinh tế (02/01/2025)
- Mô hình nông lâm kết hợp trồng cao su tại Thái Lan (02/01/2025)