Báo cáo ngành hàng cao su tháng 1/2017 07/02/2017
I. Thị trường thế giới:
1. Thị trường cao su Ấn Độ:
Ấn Độ là nước tiêu thụ cao su lớn thứ 2 thế giới và là nước sản xuất cao su lớn thứ 5 toàn cầu. Niên vụ 2014/2015, Ấn Độ đã sản xuất 655.000 tấn cao su thiên nhiên. Trong tháng 11/2016, sản lượng cao su thiên nhiên của Ấn Độ đạt 63.000 tấn, so với 53.000 tấn trong tháng 11/2015.
Theo Tổng cục Cao su Ấn Độ, sản lượng cao su thiên nhiên từ tháng 4 – 11/2016 tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng sản lượng cao su thiên nhiên tính đến tháng 11/2016 đạt 428.000 tấn. Nếu xu hướng này tiếp tục duy trì, sản lượng cao su thiên nhiên của Ấn Độ trong năm tài khóa 2016/2017 sẽ đạt 654.000 tấn.
Tăng nhập khẩu cao su thiên nhiên dẫn tới giá cao su nội địa giảm giá mạnh, tác động tới hơn 1,2 triệu nông dân tham gia trồng cao su. Giá thấp dẫn tới khuynh hướng giảm sản xuất cao su thiên nhiên trong vài năm qua. Cây cao su không được cạo mủ, biến đổi khí hậu và thiếu lao động cạo mủ là các nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng này. Nông dân sản xuất cao su đang dần bỏ cạo mủ do lợi nhuận thấp và diện tích cạo mủ trên tổng diện tích trồng cao su của nước này hiện chỉ ở mức 56%.
Từ niên vụ 2011/2012, sản xuất và năng suất cao su thiên nhiên của Ấn Độ dần đi xuống, trong khi nhập khẩu tăng ổn định và tiêu thụ cũng tăng. Phản ứng trước tình trạng nhập khẩu cao su thiên nhiên ngày càng tăng, nông dân trồng cao su đang tìm cách thuyết phục Chính phủ ban hành lệnh cấm nhập khẩu cao su trong ít nhất 6 tháng. Hiệp hội những người trồng cao su thiên nhiên Ấn Độ kêu gọi các cơ quan chức năng áp đặt hạn chế nhập khẩu và tăng cường hỗ trợ xuất khẩu cao su thiên nhiên.
2. Thị trường cao su Tocom, Nhật Bản:
Thị trường cao su giao kỳ hạn tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo, Nhật Bản (Tocom) biến động tăng mạnh trong những ngày đầu năm mới. Giá cao su tăng do lo ngại nguồn cung bị ảnh hưởng bởi lũ lụt tại Thái Lan và giới đầu cơ tăng mua trên sàn Tocom. Trong đó, hợp đồng benchmark tháng 6/2017 thiết lập mức cao trong 7 năm vào phiên giao dịch 30/12, ở mức 263,9 yên/kg, tăng mạnh nhất kể từ năm 2009 và tăng hơn 60% trong năm 2016, cùng với giá dầu thô tăng và hoạt động mua vào củng cố thị trường.
Không dừng lại ở đó, hợp đồng benchmark tháng 6/2017 thiết lập mức trong 4 tuần, đạt 290,9 yên/kg cuối phiên 11/1, tăng 11,5 yên so với phiên trước (10/1) và tăng mạnh 17,5 yên so với phiên đầu năm (4/1). Kết thúc phiên 18/1, hợp đồng benchmark tháng 6/2017 tăng lên 300,9 yên/kg.
Tại Sở giao dịch kỳ hạn Thượng Hải, giá cao su tăng 34% trong năm 2016.
Giá cao su lên cao chủ yếu do giới đầu tư lo ngại ảnh hưởng của đợt lũ lụt tại Thái Lan, nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới, đến nguồn cung cao su. Các đợt lũ lụt trên diện rộng khu vực miền Nam Thái Lan đã khiến một cây cầu trên tuyến cao tốc bắc – nam của nước này bị cuốn trôi hôm thứ Ba, gây ra tình trạng kẹt xe kéo dài hơn 200 km. Thời tiết ẩm ướt cũng làm ảnh hưởng đến khu vực sản xuất cao su chính của Thái Lan.
II. Việt Nam:
1. Tình hình trong nước:
Giá cao su thành phẩm tại Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh diễn biến tăng trong 3 tuần đầu tháng 1/2017, cùng với xu hướng của thị trường cao su thế giới. Cụ thể: cao su SVR3L tăng từ 46.700 đ/kg (29/12) lên 50.500 đ/kg (12/1); cao su SVR10 tăng từ 43.700 đ/kg lên 48.600 đ/kg.
Bên cạnh đó, hệ thống cung cấp giá tại địa phương ghi nhận giá mủ cao su dạng nước biến động trái chiều. Tại Bình Phước, giá thu mua mủ cao su tăng từ 11.840 đ/kg lên 12.160 đ/kg đối với mủ tạp 32 độ. Tại Đồng Nai, giá thu mua mủ cao su ở mức 10.300 đ/kg, giảm so với 10.500 – 10.700 đ/kg đầu tháng.
Xuất nhập khẩu mặt hàng cao su thiên nhiên giữa các doanh nghiệp và thương gia Việt Nam – Trung Quốc tăng trong những ngày chuyển giao năm cũ và năm mới. Tổng khối lượng sản phẩm cao su xuất khẩu từ ngày 29/12/2016 – 12/1/2017 đạt 36.500 tấn. Đầu năm 2017, nhu cầu tiêu thụ cao su của Trung Quốc tăng. Giá xuất khẩu các sản phẩm cao su sơ chế đóng bánh loại I đạt bình quân 16.500 NDT/tấn, tăng 200 NDT so với tuần trước. Giá các sản phẩm cao su loại II thấp hơn mỗi tấn từ 200 – 300 NDT/tấn. Dự báo từ nay đến cuối tháng 1/2017, giá các sản phẩm cao su xuất khẩu nói chung sẽ tăng nhẹ khoảng 6%.
Dự báo sản lượng cao su thiên nhiên của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng từ nay cho đến hết quý 1/2017 do nguồn cung mủ nguyên liệu cho khâu sơ chế đang tăng đáng kể. Các vùng trồng cao su liên doanh Việt Nam – Campuchia đã đến thời hạn cạo mủ và năng suất khá cao. Nguồn mủ này phần lớn được bán lại cho các đơn vị chuyên chế biến xuất khẩu tại Việt Nam. Bên cạnh đó, cao su tiểu điền ở các vùng, miền của Việt Nam năm nay được mùa, tổng sản lượng đạt cao. Sự kết hợp của hai nguồn cung mủ này sẽ tạo điều kiện cho khâu chế biến sản phẩm cao su xuất khẩu cao hơn khoảng 15% so với quý cuối năm 2016.
Nguyễn Lan Anh
Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo Thống kê của Trung tâm Tin học và Thống kê (CIS), Bộ Nông nghiệp & PTNT
2. CSDL giá nông sản PMARD của CIS
3. Tin Reuters
Website: VRA, TTXVN, Vinanet, Vneconomy
http://thitruongcaosu.net/2017/02/06/bao-cao-nganh-hang-cao-su-thang-12017/
- VPUB – Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chúc Tết tỉnh Điện Biên (07/01/2025)
- Dự báo kinh tế thế giới năm 2025 (06/01/2025)
- Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025? (06/01/2025)
- Những vấn đề pháp lý thúc đẩy kinh tế số trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á: Một số giải pháp và khuyến nghị (03/01/2025)
- Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á: Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một” (03/01/2025)
- Bà Huỳnh Thị Nga được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Cao su Chư Păh (03/01/2025)
- Cao su Việt Nam (GVR) được phê duyệt khu công nghiệp 360 ha tại Bình Dương (03/01/2025)
- Giá cao su hôm nay 3/1/2025: Giá cao su tăng - giảm trái chiều trên sàn SHFE, trong nước duy trì đà đi ngang (03/01/2025)
- Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là điểm sáng nổi bật về tăng trưởng kinh tế (02/01/2025)
- Mô hình nông lâm kết hợp trồng cao su tại Thái Lan (02/01/2025)