Iraq thu hút các nhà đầu tư tăng sản lượng dầu mỏ 28/10/2016
Vào ngày 30/11 khi các bộ trưởng OPEC nhóm họp tại thủ đô Áo và cũng là thời hạn chót bộ trưởng dầu mỏ Iraq, Jabar Ali al-Luaibi đưa ra cho các công ty quốc tế gửi hồ sơ thầu để giúp họ phát triển 12 giếng dầu quy nô vừa và nhỏ.
Sản lượng dầu thô tại Iraq, nhà sản xuất lớn thứ hai của OPEC, đang tăng đáng kể mặc dù tham những, cơ sở hạ tầng nghèo nàn và cuộc chiến chống lại IS. Điều này đang làm phức tạp những nỗ lực của OPEC để phục hồi giá bằng cách cắt giảm sản lượng lần đầu tiên kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Các bộ trưởng từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ đã hỗ trợ quyết định tại Vienna mà các nhà nước thành viên sẽ thực hiện cắt giảm theo một thỏa thuận trong tháng trước.
Iraq cho biết họ sẽ không giảm sản lượng do họ cần tiền từ bán dầu mỏ để chống lại IS, và Thủ tướng Haider al-Abadi đã đưa ra hỗ trợ hạn chế. “Chúng tôi đã được chuẩn bị để hợp tác trên cơ sở điều chỉnh”. “Chúng tôi muốn giá dầu tăng”.
Ở mức khoảng 50 USD/thùng, giá dầu ít hơn một nửa của những mức giữa năm 2014 và OPEC đang tìm kiếm một thỏa thuận sản lượng sẽ kéo dài trong ít nhất 6 tháng.
Việc phát triển 12 giếng dầu của Iraq, nằm ở phía nam và khu vực miền trung cách xa thành lũy nhà nước hồi giáo IS, sẽ mất nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên các thành viên OPEC và đối thủ không cần đọc thêm các điều khoản của nhà thầu mới để hiểu ý định của Baghdad.
Các tài liệu đấu thầu đặt ra mức tăng sản lượng nhanh chóng như yếu cầu chính để giành được hợp đồng. Baghdad cũng muốn tối đa doanh thu, gồm việc bán khí đốt sản xuất như một sản phẩm phụ của quá trình chiết xuất dầu thô chứ không phải đơn giản là đốt nó.
Sau khi đạt được sản xuất thương mại trong giai đoạn đầu của sự phát triển, tài liệu của Bộ Dầu mỏ cho biết trong giai đoạn thứ hai, mức sản lượng cao đáng kể sẽ đạt được, cùng với việc sử dụng hoàn toàn khí đốt đồng hành.
Với trữ lượng dầu 143 tỷ thùng, Iraq kiểm soát hầu như 1/10 thùng dầu trong lòng đất trên thế giới.
Bên cạnh những vấn đề an ninh, dầu thô của Iraq rẻ và dễ chiết xuất như tại Saudi Arabia hay Iran, nhưng ngành năng lượng của họ đã chịu hàng thập kỷ đầu tư yếu dưới thời Saddam Husein người đã bị Mỹ lật đổ vào năm 2003.
Kể từ đó Iraq đã ký các thỏa thuận với các nhà sản xuất chủ chốt như Exxon Mobil và Royal Dutch Shell để phát triển các giếng dầu lớn. Sản lượng gần như gấp đôi thành 4,7 triệu thùng/ngày trong năm nay từ mức 2,4 triệu thùng/ngày hồi đầu thập kỷ này.
Nhưng tăng trưởng đã tụt lại so với dự báo sản lượng ban đầu 9 triệu thùng/ngày vào năm 2018, ngang với của Saudi Arabia. Điều này bởi hạn chế cơ sở hạ tần và điều khoản hợp đồng khó khăn, Iraq hiện nay đang có mục tiêu khiêm tốn 5,5 triệu tới 6 triệu thùng/ngày vào năm 2020.
Một lý do khác để thúc đẩy phát triển các giếng dầu nhỏ là các cuộc đàm phán với các nhà sản xuất lớn về điều chỉnh hợp đồng của họ đối với hoạt động của các giếng khổng lồ tại phía nam Iraq đã trì trệ. Một quan chức dấu tên cho biết “chúng tôi không thể lãng phí thời gian và chạy vòng với các cuộc đàm phán khó khăn”.
Theo các hợp đồng dịch vụ được trao từ năm 2003, Bộ dầu mỏ đã trả các nhà điều hành khoản phí cố định bằng đồng cho mỗi thùng dầu sản xuất. Trong khi mô hình này làm việc tốt đối với Baghdad khi giá dầu cao, hiện nay phải trả phí như vậy trong khi doanh thu từ bán dầu thấp đáng kể.
Mô hình hợp đồng mới
Một nhà điều hành từ công ty đấu thầu một trong các hợp đồng mới cho biết rằng ông Luaibi muốn để lại dấu ấn của mình bằng cách tăng sản lượng nhanh chóng.
Iraq đã có 19 công ty đủ điển kiện bao gồm các công ty khổng lồ như Glencore, Rosneft của Nga và Mubadala Oil của UAE.
Nguồn: VITIC/Reuters
http://vinanet.vn/hang-hoa/iraq-thu-hut-cac-nha-dau-tu-tang-san-luong-dau-mo-654401.html
- VPUB – Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chúc Tết tỉnh Điện Biên (07/01/2025)
- Dự báo kinh tế thế giới năm 2025 (06/01/2025)
- Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025? (06/01/2025)
- Những vấn đề pháp lý thúc đẩy kinh tế số trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á: Một số giải pháp và khuyến nghị (03/01/2025)
- Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á: Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một” (03/01/2025)
- Bà Huỳnh Thị Nga được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Cao su Chư Păh (03/01/2025)
- Cao su Việt Nam (GVR) được phê duyệt khu công nghiệp 360 ha tại Bình Dương (03/01/2025)
- Giá cao su hôm nay 3/1/2025: Giá cao su tăng - giảm trái chiều trên sàn SHFE, trong nước duy trì đà đi ngang (03/01/2025)
- Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là điểm sáng nổi bật về tăng trưởng kinh tế (02/01/2025)
- Mô hình nông lâm kết hợp trồng cao su tại Thái Lan (02/01/2025)