Công nhân cao su cần biết về xử lý cấp cứu ban đầu 21/03/2016
Làm việc trong môi trường ẩm thấp, công nhân cao su cần biết về cách xử lý cấp cứu ban đầu khi bị ong đốt, rắn cắn. Ảnh: Tùng Châu
Quan trọng và cần thiết
PGS.TS Trần Quang Bính, Phó GĐ Trung tâm đào tạo Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, việc xử trí cấp cứu ban đầu ở các TTYT ngành cao su thực sự là cần thiết, quan trọng trong tuyến đầu công tác cấp cứu, quyết định về sức khỏe, an toàn cho bệnh nhân, điều trị kịp thời, giảm tải cho các tuyến sau.
Bác sĩ Bính cũng chia sẻ, ở Việt Nam mỗi năm có khoảng 30 ngàn trường hợp bị rắn cắn. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, trong vòng 3 năm từ 1999-2001 có tới 1527 ca bị rắn cắn. Trong đó, bị rắn độc cắn chiếm 67,2%, tỉ lệ tử vong chiếm 2,7%. Khu vực miền Đông Nam bộ, nơi có nhiều công ty cao su đứng chân, Rắn Chàm quạp (rắn độc) chiếm tới 92,6%. Đồng bằng Sông Cửu Long, rắn hổ chiếm tới 91,3%. Nạn nhân chủ yếu là nam giới làm nghề rừng liên quan đến săn bắn, hay công nhân cao su…
Cách sơ cứu ban đầu là hết sức cần thiết như, trấn an nạn nhân, bình tĩnh xử lý, bất động chi bị cắn bằng nẹp gỗ, hay băng treo bằng vải, ép đủ chặt tại khu vực vết thương, không ép toàn bộ chi bị cắn. Tránh can thiệp vào vết cắn như rạch, hút nọc, chích, đắp lá…vì có thể gây nhiễm trùng làm tăng sự hấp thu nọc độc và chảy máu tại chỗ. Hay trường hợp bị ong đốt, cách sơ cứu ban đầu là thoát khỏi khu vực bị ong đốt. Lấy các ngòi đốt của ong ra khỏi da ngay lập tức; chườm lạnh tại vị trí bị đốt 20 phút/giờ. Rửa với xà phòng và nước, không bóp nặn vết đốt. Thoa thuốc kháng sinh dạng thuốc mỡ nơi vết đốt, đưa bệnh nhân đến trạm y tế hoặc bệnh viện gần nhất.
Cần tuyên truyền, phổ biến cho NLĐ
Trong chương trình tập huấn của Trung tâm y tế ngành cao su vừa qua, các y, bác sĩ đã được ôn lại kiến thức cơ bản về tổng quan những vấn đề và kỹ thuật hồi sức cấp cứu; Điều trị sốc nhiễm trùng; Xử trí cấp cứu hàng loạt; Đau bụng cấp; Cấp cứu ngưng tim ngưng thở; Xử trí và điều trị khi bị ong đốt; Cập nhật chẩn đoán và điều trị rắn cắn…
Điều đặc biệt, sau khóa tập huấn, các y bác sĩ sẽ về tuyên truyền, phổ biến cho NLĐ trong đơn vị để biết cách bảo vệ và xử lý các tình huống gặp phải, các cách sơ cứu ban đầu, giảm bớt nguy hiểm cho bản thân trước khi chuyển lên bệnh viện tuyến trên.
Theo bác sĩ Lê Quang Long, Trưởng Phòng khám đa khoa Cao su Quảng Nam, chương trình nhằm cập nhật, không những giúp các y bác sĩ ngành cao su ôn lại những kiến thức cơ bản ban đầu mà còn để tuyên truyền, phổ biến cho NLĐ trong những tình huống khẩn cấp. Chương trình tập huấn tạo điều kiện cho các y bác sĩ nâng cao tay nghề, kiến thức phục vụ cho CNVCLĐ ngành cao su.
Bác sĩ Trương Thị Ánh Tuyết, GĐ TTYT Cao su Tân Biên cho rằng, chương trình tập huấn tổ chức quy tụ các y bác sĩ ngành rất bổ ích và thực sự cần thiết. Sau khóa học, các y bác sĩ sẽ về phổ biến cho các đồng nghiệp mình tại các phòng khám, bệnh viện, TTYT của đơn vị. Tiếp đó, sẽ dành thời gian để phổ biến để người công nhân biết cách bảo vệ bản thân và giúp các đồng nghiệp khác cách sơ cứu, xử lý ban đầu.
Minh Tâm
- VPUB – Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chúc Tết tỉnh Điện Biên (07/01/2025)
- Dự báo kinh tế thế giới năm 2025 (06/01/2025)
- Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025? (06/01/2025)
- Những vấn đề pháp lý thúc đẩy kinh tế số trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á: Một số giải pháp và khuyến nghị (03/01/2025)
- Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á: Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một” (03/01/2025)
- Bà Huỳnh Thị Nga được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Cao su Chư Păh (03/01/2025)
- Cao su Việt Nam (GVR) được phê duyệt khu công nghiệp 360 ha tại Bình Dương (03/01/2025)
- Giá cao su hôm nay 3/1/2025: Giá cao su tăng - giảm trái chiều trên sàn SHFE, trong nước duy trì đà đi ngang (03/01/2025)
- Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là điểm sáng nổi bật về tăng trưởng kinh tế (02/01/2025)
- Mô hình nông lâm kết hợp trồng cao su tại Thái Lan (02/01/2025)