Tham gia TPP, AEC: Cơ hội và thách thức với ngành cao su 01/02/2016
Cơ hội
* Lợi thế cạnh tranh về NK: Một số sản phẩm cao su VN và một số nước khi nhập vào Hoa Kỳ như lốp xe, găng tay, băng tải… từ mức thuế suất 3,3- 3,9%, sẽ về 0% khi TPP có hiệu lực.
* Thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành cao su: Khi TPP có hiệu lực, nếu sản xuất ở VN và XK cao su qua các nước thành viên TPP như Hoa Kỳ, Nhật, Úc… sẽ được hưởng thuế suất 0%. Nhờ vậy, các khu công nghiệp và ngành cao su VN có cơ hội đón làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp (DN) nước ngoài nhằm tận dụng ưu đãi về nguồn nguyên liệu tại chỗ và thuế; đồng thời ngành cao su VN sẽ có điều kiện hợp tác, liên doanh liên kết trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
* Thúc đẩy đổi mới, đẩy mạnh liên kết, nâng chuỗi giá trị cung ứng: Khi tham gia TPP, để tồn tại và phát triển, DN Việt buộc phải thay đổi cách thức quản trị, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, nâng cao chất lượng, phát triển thương hiệu, đầu tư theo chiều sâu nhằm nâng cao giá trị gia tăng, tăng nguồn thu từ chuỗi giá trị sản phẩm cao su.
* Tạo động lực hoàn thiện thể chế: Hội nhập đòi hỏi VN phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế và cải cách hành chính nhằm thu hút đầu tư, phòng vệ thương mại, xây dựng hàng rào kỹ thuật, chú trọng yếu tố sở hữu trí tuệ, bảo vệ môi trường… Từ đó, xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh, bình đẳng.
Thách thức
* Thách thức cạnh tranh về giá, chất lượng, thương hiệu hàng hóa: Chất lượng cao su của VN chưa thực sự đồng đều, thương hiệu cao su VN chưa mạnh và các yếu tố về chính sách bán hàng, nhân lực, chi phí sản xuất… là thách thức lớn khi hội nhập.
* Cạnh tranh với nguồn cao su nguyên liệu trong nước: Khi thuế suất nhập khẩu CSTN từ các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia vào VN giảm xuống còn 0%, các DN sản xuất sản phẩm cao su công nghiệp có thêm sự lựa chọn cao su nguyên liệu để sản xuất. Nếu chất lượng, chính sách bán hàng của các DN sản xuất CSTN trong nước không đảm bảo và thiếu cạnh tranh, có thể mất cơ hội tiêu thụ.
* Cạnh tranh với các sản phẩm cao su XK sang các nước trong TPP: Tham gia TPP, nếu sản phẩm cao su của VN XK qua các nước trong TPP được hưởng thuế 0%, thì Thái Lan, Malaysia, Indonesia cũng vậy. Vì vậy, nếu chất lượng sản phẩm chưa cao, thương hiệu không tốt, giá cả kém cạnh tranh, chính sách bán hàng không linh hoạt thì DN VN sẽ rất khó cạnh tranh với các DN của các nước trong TPP.
Giải pháp
* Về phía Nhà nước:
- Xây dựng chiến lược và chính sách đồng bộ đối với ngành cao su, có lộ trình cụ thể trên cơ sở các quy hoạch của Nhà nước kết hợp với những giải pháp khả thi, phù hợp theo đề xuất của doanh nghiệp và Hiệp hội Cao su VN.
- Tăng cường quản lý chất lượng CSTN và sản phẩm cao su: Xây dựng quy chuẩn hoặc quy chuẩn quốc gia về chất lượng nguyên liệu đầu vào và điều kiện sản xuất của các nhà máy chế biến để có cơ sở các DN tuân thủ một cách nghiêm túc.
- Tháo gỡ các vướng mắc về chính sách thuế: Cụ thể là giải quyết sự bất hợp lý về thuế giá trị gia tăng đối với mủ cao su sơ chế như những nông sản khác, qua đó giúp DN mở rộng thị trường XK, tăng doanh thu, tăng nộp thuế thu nhập DN.
- Thường xuyên cập nhật và cung cấp thông tin cảnh báo về các vụ việc phòng vệ thương mại của các nước đối với ngành cao su. Cùng với đó, cung cấp số liệu thống kê kịp thời để làm cơ sở nghiên cứu và dự báo thị trường.
- Hỗ trợ Hiệp hội Cao su VN xây dựng thương hiệu ngành và hỗ trợ DN xây dựng thương hiệu nhằm tăng khả năng cạnh tranh.
Ngành cao su đối diện với cơ hội và thách thức khi VN tham gia TPP và AEC
- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại cho ngành cao su để mở rộng và đa dạng hóa thị trường, giảm rủi ro khi phụ thuộc một vài th ị trường.
- Có chính sách ưu đãi phát triển ngành công nghiệp chế biến sản phẩm cao su để giảm dần XK nguyên liệu thô.
- Đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực XK để tạo điều kiện thuận lợi cho DN.
ASEAN có 4 quốc gia sản xuất và XK cao su lớn nhất thế giới Trong 10 quốc gia thành viên ASEAN, có 8 quốc gia sản xuất CSTN với quy mô lớn (trừ Singapore và Brunei) và 9 quốc gia xuất khẩu CSTN (bao gồm Singapore). Trong đó, có 4 quốc gia sản xuất và XK CSTN lớn nhất thế giới: Thái Lan (40%), Indonesia (28%), Malays
ia (13%), VN (11%). Trong khi đó, trong 12 quốc gia thành viên TPP, chỉ có Malaysia và VN là nước sản xuất và XK CSTN có thị phần quan trọng, với vị trí thứ 3 và thứ 4 thế giới. Đ.H
* Đối với DN
- Nghiên cứu thấu đáo các yêu cầu của các nước có ký kết hiệp định thương mại để tận dụng mức thuế ưu đãi.
- Cần liên kết chặt chẽ, cùng Hiệp hội Cao su VN tạo mối liên kết theo chuỗi để tăng lợi thế cạnh tranh.
- Xây dựng chiến lược phát triển trung và dài hạn. Tích cực cập nhật thông tin phân tích thị trường, các chính sách mới để ứng dụng vào hoạt động của DN một cách hiệu quả.
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm đúng quy chuẩn, ổn định và dịch vụ sau bán hàng uy tín.
* Đối với VRA
- Tiếp tục gắn kết và khuyến khích Hội viên tìm giải pháp hiệu quả tăng cường tiêu thụ và chế biến nguồn CSTN trong nước; chuyển đổi cơ cấu sản phẩm phù hợp với thị trường; ổn định và nâng cao chất lượng CSTN và sản phẩm cao su VN theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.
- Có ý kiến thúc đẩy đề án xây dựng Thương hiệu ngành, kết hợp với việc sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận Cao su VN và Chương trình thương hiệu quốc gia.
- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành đề xuất tổ chức hệ thống quản lý chất lượng CSTN và sản phẩm cao su, góp phần giữ vững uy tín cho thương hiệu Cao su VN.
- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ và bảo vệ Hội viên; kịp thời đề xuất những biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN ngành cao su.
- Kết nối với các Bộ ngành, địa phương và hợp tác chặt chẽ với các tổ chức liên quan trong và ngoài nước.
- Tiếp tục thúc đẩy công tác xúc tiến thương mại, nhất là trong bối cảnh hội nhập.
T.S (theo VRA)
- VPUB – Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chúc Tết tỉnh Điện Biên (07/01/2025)
- Dự báo kinh tế thế giới năm 2025 (06/01/2025)
- Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025? (06/01/2025)
- Những vấn đề pháp lý thúc đẩy kinh tế số trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á: Một số giải pháp và khuyến nghị (03/01/2025)
- Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á: Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một” (03/01/2025)
- Bà Huỳnh Thị Nga được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Cao su Chư Păh (03/01/2025)
- Cao su Việt Nam (GVR) được phê duyệt khu công nghiệp 360 ha tại Bình Dương (03/01/2025)
- Giá cao su hôm nay 3/1/2025: Giá cao su tăng - giảm trái chiều trên sàn SHFE, trong nước duy trì đà đi ngang (03/01/2025)
- Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là điểm sáng nổi bật về tăng trưởng kinh tế (02/01/2025)
- Mô hình nông lâm kết hợp trồng cao su tại Thái Lan (02/01/2025)