Ngành nông nghiệp tham gia TPP: Mừng to, lo nhiều 06/01/2016
Ngành nông nghiệp VN cần phải hiện đại hóa để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Cơ hội nhiều
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn, khi gia nhập TPP, VN sẽ có lợi thế cạnh tranh rất lớn so với các quốc gia xuất khẩu (XK) những mặt hàng nông sản cùng loại nhưng không phải là thành viên TPP, đặc biệt là các mặt hàng chủ lực như thủy sản, đồ gỗ, cao su, hạt điều, tiêu…
Những thị trường này sẽ giúp VN có cơ hội giảm áp lực phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống nhưng lại thiếu bền vững. Do đó, mở ra thị trường mới rộng lớn trong khuôn khổ TPP, VN có thể điều chỉnh linh hoạt hơn, tốt hơn cơ cấu thị trường XK cũng như nhập khẩu, tránh việc XK dồn vào một thị trường truyền thống, giảm dần tình trạng được mùa, mất giá.
Một số chuyên gia cho rằng, khi có lợi thế hơn về thương mại hàng hóa, thuế XK khẩu thấp, cùng với những thuận lợi về địa lý tiếp giáp với đường hàng hải quan trọng đi qua biển Đông, XK nông sản VN được kỳ vọng sẽ phát triển vượt bậc trong tương lai.
Thách thức lớn
Bên cạnh những cơ hội “vàng,” Hiệp định TPP cũng tạo ra những thách thức không nhỏ đối với nền nông nghiệp VN.
Hội nhập AEC: Cao su thuận lợi, gỗ gặp khó
Sự kiện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bản tuyên bố thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã chính thức đánh dấu cho quá trình tăng cường kết nối thương mại, đầu tư, dịch vụ, kết nối cơ sở hạ tầng, mở cửa thị trường lao động. ASEAN được đánh giá là thị trường phát triển sôi động với hơn 640 triệu dân, tổng GDP khoảng 2.480 tỷ USD và tổng kim ngạch thương mại đạt 2.530 tỷ USD vào năm 2014.
Về tình hình thương mại nông sản VN– ASEAN, ông Đặng Kim Khôi – Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, cho biết nhiều loại nông sản chủ lực của VN xuất khẩu vào AEC, đứng đầu là gạo, tiếp đến là thủy sản, cao su, cà phê, rau quả, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, điều… Với mặt hàng cao su, Malaysia sẽ xuất khẩu nhiều vào thị trường Hoa Kỳ, do phải đảm bảo nguồn gốc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế từ TPP nên Malaysia sẽ cần nhập khẩu sản phẩm này từ VN.
Theo ông Đặng Kim Khôi, VN cũng sẽ gặp không ít thách thức trong nhập khẩu gỗ nguyên liệu khi phần lớn sản phẩm này được nhập từ các nước Đông Nam Á (chiếm trên 49% tổng kim ngạch nhập khẩu). Bởi chủ yếu gỗ từ các nước trong khu vực ASEAN là gỗ không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được công nhận gỗ hợp pháp. Điều này sẽ khiến gỗ thành phẩm của VN xuất khẩu đi gặp khó khăn. N.P
Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, thách thức của nền nông nghiệp VN lại đến từ cơ hội giảm thuế quan khi TPP có hiệu lực. Bộ Tài chính đã công bố một số dòng thuế được miễn thuế ngay khi TPP có hiệu lực; trong đó, có nhiều sản phẩm nông nghiệp và một số mặt hàng là đầu vào của ngành như động vật sống, thức ăn gia súc, một số sản phẩm sữa, ngũ cốc, gạo, cao su và sản phẩm cao su, gỗ và sản phẩm gỗ…
Điều này sẽ dẫn đến luồng hàng nhập khẩu hàng hóa từ các nước thành viên TPP vào VN ngày càng lớn, do giá cả cạnh tranh hơn, chất lượng đạt chuẩn hơn và bao bì, mẫu mã đa dạng, phong phú hơn. Khi đó, các quy trình công nghệ trong sản xuất nông nghiệp sẽ ngày càng lệ thuộc nhiều hơn vào các công ty cung cấp giống, vật tư, thức ăn, phân bón… từ nước ngoài, nếu các doanh nghiệp trong nước không nhanh chóng đầu tư, thích ứng kịp thời với những yêu cầu, đòi hỏi của thị trường quốc tế.
Khi tham gia vào TPP, các mặt hàng nông sản XK sẽ không bị áp thuế, song hầu hết các thành viên tham gia Hiệp định này cũng là những nước có nhiều thế mạnh về nông nghiệp, và chất lượng nông sản của họ cao hơn hẳn nông sản Việt. Mặt khác, khi TPP có hiệu lực, hàng rào phi thuế quan sẽ trở nên phổ biến hơn, các yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng khắt khe hơn, trong khi đây là một trong những điểm yếu đối với sản xuất nông nghiệp của VN.
Trung Kiên
- VPUB – Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chúc Tết tỉnh Điện Biên (07/01/2025)
- Dự báo kinh tế thế giới năm 2025 (06/01/2025)
- Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025? (06/01/2025)
- Những vấn đề pháp lý thúc đẩy kinh tế số trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á: Một số giải pháp và khuyến nghị (03/01/2025)
- Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á: Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một” (03/01/2025)
- Bà Huỳnh Thị Nga được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Cao su Chư Păh (03/01/2025)
- Cao su Việt Nam (GVR) được phê duyệt khu công nghiệp 360 ha tại Bình Dương (03/01/2025)
- Giá cao su hôm nay 3/1/2025: Giá cao su tăng - giảm trái chiều trên sàn SHFE, trong nước duy trì đà đi ngang (03/01/2025)
- Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là điểm sáng nổi bật về tăng trưởng kinh tế (02/01/2025)
- Mô hình nông lâm kết hợp trồng cao su tại Thái Lan (02/01/2025)