Chuyển đổi rừng sang trồng cao su: Cơ hội và thách thức 19/09/2013
Theo thống kê, đến hết năm 2012, tổng diện tích cây cao su trong cả nước đạt 915.000 ha và diện tích vẫn đang tiếp tục được mở rộng. Hiện, Việt Nam đã trở thành 1 trong 5 quốc gia có diện tích cao su lớn nhất trên thế giới. Mủ cao su được sản xuất từ Việt Nam chủ yếu để phục vụ xuất khẩu, với 80% tổng lượng mủ được xuất khẩu đi các nước. Năm 2012, Việt Nam xuất khẩu tổng số 1,02 triệu tấn mủ, đạt kim ngạch 2,85 tỉ USD, tăng khoảng 25% về khối lượng và 11,7% về giá trị xuất khẩu so với năm 2011.
Chiến lược phát triển cao su đến 2015 và tầm nhìn 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2009 đề ra mục tiêu đến 2020 phát triển diện tích cao su ổn định ở mức 800.000 ha, với tổng lượng kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỉ USD. Chiến lược này cùng với một số cơ chế, chính sách trong đó đặc biệt phải kể đến các chính sách cho phép chuyển đổi 150.000 ha rừng nghèo kiệt sang trồng cao su, đã làm cho diện tích cao su của nước ta tăng rất nhanh trong những năm vừa qua. Mặc dù vậy, cho đến nay, các con số về diện tích, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su đề ra trong Chiến lược đã thấp hơn nhiều so với thực tế. Việt Nam hiện đang tham gia các Sáng kiến FLEGT (Tăng cường thực thi Luật lâm ngiệp, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản) và REDD+ (Giảm phát thải do mất rừng và suy thoái rừng). Các sáng kiến này có mục tiêu cơ bản là đưa ra các cơ chế hiệu quả nhằm nâng cao quản trị rừng ở Việt Nam, trong đó tập trung giải quyết các nguyên nhân làm mất rừng và suy thoái rừng. Chính phủ Việt Nam đã xác định chuyển đổi rừng sang cây công nghiệp, trong đó có cây cao su. Để thực hiện FLEGT và REDD+ hiệu quả đòi hỏi cần phải có sự phối hợp hữu hiệu giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp và đất đai, giữa các cơ quan quản lý và các bên liên quan khác, trong đó có ngành cao su và những người dân sống phụ thuộc vào rừng. Trên cơ sở này, Hội thảo sẽ thảo luận về các vấn đề có liên quan nói trên, nhất là các vấn đề về cơ chế và biện pháp góp phần nhằm cân bằng lợi ích giữa phát triển cao su và bảo vệ rừng tại Việt Nam. Theo đó, các đại biểu tham gia sẽ cùng chia sẻ thông tin về thực trạng phát triển cây cao su tại Việt Nam trong những năm vừa qua; Đánh giá một số tác động của việc mở rộng diện tích cao su về các khía cạnh về tài nguyên rừng, môi trường, sinh kế của người dân địa phương và về mặt xã hội văn hóa cộng đồng; Thảo luận về một số kiến nghị góp phần cân bằng lợi ích giữa phát triển cao su và bảo vệ rừng; Phân tích về thực trạng phát triển cao su tại Việt Nam từ góc độ thị trường: hiện tại và xu hướng trong tương lai; Đánh giá về sự phát triển rừng cao su trên đất lâm nghiệp tại Việt cũng như tác động của rừng trồng cao su đến môi trường. Đồng thời, cũng nhân dịp này, thảo luận về nội dung phát triển rừng cao su tại Tây Bắc và Tây Nguyên: Ý nghĩa đối với FLEGT và REDD+. Ngoài ra, Hội thảo còn là dịp để các đại biểu là các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách các cấp cùng lắng nghe và chia sẻ ý kiến của các địa phương về chuyển đổi rừng sang trồng cao su để xác định việc phát triển rừng cao su và tác động của nó đến tài nguyên rừng và đa dạng sinh học; đến kinh tế hộ gia đình và cộng đồng cũng như một số khía cạnh xã hội và văn hóa cộng đồng... HA.NV |
- VPUB – Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chúc Tết tỉnh Điện Biên (07/01/2025)
- Dự báo kinh tế thế giới năm 2025 (06/01/2025)
- Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025? (06/01/2025)
- Những vấn đề pháp lý thúc đẩy kinh tế số trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á: Một số giải pháp và khuyến nghị (03/01/2025)
- Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á: Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một” (03/01/2025)
- Bà Huỳnh Thị Nga được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Cao su Chư Păh (03/01/2025)
- Cao su Việt Nam (GVR) được phê duyệt khu công nghiệp 360 ha tại Bình Dương (03/01/2025)
- Giá cao su hôm nay 3/1/2025: Giá cao su tăng - giảm trái chiều trên sàn SHFE, trong nước duy trì đà đi ngang (03/01/2025)
- Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là điểm sáng nổi bật về tăng trưởng kinh tế (02/01/2025)
- Mô hình nông lâm kết hợp trồng cao su tại Thái Lan (02/01/2025)