11 quốc gia đề xuất thành lập sàn giao dịch cao su chung 12/05/2015
Hội nghị Bộ trưởng Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên. Ảnh: Bộ NN&PTNT
Theo thông tin từ Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tại Hội nghị Bộ trưởng Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên được tổ chức tại Malaysia mới đây, các bộ trưởng cho rằng, những diễn biến bất lợi hiện nay trên thị trường cao su ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập và đời sống của hàng triệu nông dân trồng cao su.
Vì thế, tại phiên họp, các bộ trưởng đã bàn biện pháp phối hợp giữa các nước về mặt thị trường để sớm ổn định giá cả cao su theo hướng có lợi cho những người trồng cao su; nhất trí thực hiện các giải pháp chiến lược để ổn định giá cao su thiên nhiên theo hướng có lợi cho nông dân và công bằng với người tiêu dùng, góp phần giải quyết bất ổn giá cả trong ngắn hạn và ổn định giá trong dài hạn.
Theo đó, Ban thư ký Hiệp hội thành lập Nhóm chuyên gia nghiên cứu thị trường, sớm đưa ra các giải pháp hiệu quả để cân đối cung - cầu, ổn định giá cả thị trường cao su và đặc biệt là thành lập sàn giao dịch chung để quản lý nguồn cung, điều phối thị trường cao su.
Hiệp hội là nơi chính thức cung cấp dữ liệu và thông tin liên quan đến cao su thiên nhiên, đồng thời phối hợp với các tổ chức khác, trong đó có Hiệp hội Nghiên cứu và Phát triển Cao su Quốc tế (IRRDB)..., để truyền bá các kết quả nghiên cứu.
Trong khuôn khổ Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã có cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Cây trồng và Hàng hóa Malaysia Amar Douglas Uggah Embas. Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác song phương, đồng thời thúc đẩy việc thực hiện các sáng kiến, đề xuất đưa ra tại hội nghị nhằm sớm ổn định giá cả thị trường cao su.
Cũng theo số liệu mới đây của Hiệp hội cao su Việt Nam, trong tháng 4/2015, từ 1 – 17/4/2015, giá cao su SVR 3L của Việt Nam xuất khẩu chào bán đạt trung bình 1.580 USD/tấn, không đổi so với mức trung bình trong tháng 3/2015 và giảm 508 USD/tấn (giảm 24,3%) so với tháng 4/2014.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng cho biết, đối với những người trồng cao su ở Việt Nam trong tình hình hiện nay cần phải hướng dẫn bà con nông dân những biện pháp kỹ thuật để giảm giá thành, sản xuất với quy mô hợp lý và có lãi một cách bền vững. Do thị trường cao su có thể còn có những khó khăn trong một thời gian, bà con nông dân không nên nóng vội mở rộng diện tích trồng trọt cao su./.
Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) là một tổ chức liên chính phủ được thành lập năm 1970, có 11 nước thành viên, gồm Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Papua New Guinea, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam. Năm 2014, sản xuất cao su của các quốc gia thành viên ANRPC chiếm 92% tổng sản lượng cao su của thế giới. |
Diệu Hoa
- VPUB – Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam chúc Tết tỉnh Điện Biên (07/01/2025)
- Dự báo kinh tế thế giới năm 2025 (06/01/2025)
- Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025? (06/01/2025)
- Những vấn đề pháp lý thúc đẩy kinh tế số trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á: Một số giải pháp và khuyến nghị (03/01/2025)
- Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á: Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một” (03/01/2025)
- Bà Huỳnh Thị Nga được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Cao su Chư Păh (03/01/2025)
- Cao su Việt Nam (GVR) được phê duyệt khu công nghiệp 360 ha tại Bình Dương (03/01/2025)
- Giá cao su hôm nay 3/1/2025: Giá cao su tăng - giảm trái chiều trên sàn SHFE, trong nước duy trì đà đi ngang (03/01/2025)
- Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là điểm sáng nổi bật về tăng trưởng kinh tế (02/01/2025)
- Mô hình nông lâm kết hợp trồng cao su tại Thái Lan (02/01/2025)