logo
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM

Nhu cầu về cao su đe dọa những cánh rừng 27/04/2015

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà khoa học Eleanor Warren-Thomas từ Khoa Khoa học Môi trường, Đại học Đông Anglia cho biết, các loài đang nguy cấp như cò quắm cánh xanh (white-shouldered ibis), vượn đen má hung (yellow-cheeked crested gibbon) và báo gấm (clouded leopard) có thể mất đi môi trường sống lý tưởng.

Con số 8,5 triệu hecta tương đương diện tích đất của nước Áo.
Cao su là cây trồng phát triển nhanh nhất trong khu vực đất liền Đông Nam Á. Lo ngại dấy lên trong cộng đồng các nhà bảo tồn động vật hoang dã đối với việc chuyển đổi sử dụng đất để trồng cao su có thể gây hại cho đất, nước và đa dạng sinh học.
Đánh giá đầu tiên về tác động đối với đa dạng sinh học và các loài đang nguy cấp cho thấy vấn đề này có thể so sánh với dầu cọ và có liên quan đến thị trường lốp xe đang tăng trưởng.
Nghiên cứu đã tập trung vào 4 điểm nóng về đa dạng sinh học mà ở đó đất đai được mở rộng để làm đồn điền cao su: (1) Sundaland (bán đảo Malay, Borneo, Sumatra, Java và Bali); (2) Indo-Burma (Lào, Campuchia, Việt Nam, phần lớn Myanmar và Thái Lan, và một số vùng thuộc Tây nam Trung Quốc bao gồm Xishuangbanna và đảo Hải Nam); (3) Wallacea (đảo Bali và Borneo không bao gồm New Guinea, Timor Leste); (4) Phi-lip-pin. Kết quả cho thấy, số lượng loài chim, dơi và bọ cánh cứng có thể giảm tới 75% trong những khu rừng bị chuyển sang trồng cao su.
Các nhà nghiên cứu đang kêu gọi các nhà sản xuất lốp xe hỗ trợ những sáng kiến như cấp giấy chứng nhận. Các tiêu chuẩn để được cấp giấy chứng nhận đối với ngành công nghiệp cao su là chìa khóa để bảo vệ rừng.
Nghiên cứu đăng trên tạp chí Conservation Letters.

Duy Minh (Theo BBC)

ĐƠN VỊ TÀI TRỢ
ĐƠN VỊ TÀI TRỢ